Một số nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ mắc ung thư hạch, đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu đối với những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc tại nơi làm việc như thợ làm tóc, đã cho thấy một sự gia tăng nguy cơ cao bệnh ung thư bàng quang
Mới đây, trên tạp chí International Magazine Cancer, các nhà khoa học Mỹ cho biết việc thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn và thuốc duỗi tóc làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú
Nguyên nhân là do chất hóa học para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm tóc
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhuộm tóc có chứa thành phần hóa học gây kích ứng da đầu và đỏ mắt, thậm chí gây mù lòa
Đặc biệt, với những người da đầu yếu, nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét
Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu
Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây nhức đầu, tăng cảm giác lo âu dẫn đến chứng trầm cảm
Nếu là người thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì hóa chất có trong thuốc nhuộm. Các hóa chất làm giảm độ ẩm từ tóc, tách các mô lớp vỏ, làm cho chúng trở nên khô và giòn
Mái tóc sẽ dần dần không còn mềm mại, bóng mượt. Việc xử lý chúng khi tạo kiểu cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Giải pháp cuối cùng là cắt bỏ mái tóc hư tổn ấy
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà tạo mẫu tóc, những người tiếp xúc nhiều với thuốc tóc, dễ bị dị ứng da và hen suyễn
Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là kết quả của việc tiếp xúc liên tục với chất PPD có trong thuốc nhuộm tóc và persulfates được sử dụng trong chất tẩy
Để đảm bảo cho thai nhi, các bà mẹ hãy tuyệt đối tránh xa thuốc nhuộm tóc hóa chất
Phụ nữ nhuộm tóc trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, nhuộm tóc đang là một xu thế chung trong xã hội hiện đại. Vì vậy nếu bạn muốn làm đẹp mái tóc bằng cách nhuộm màu, hãy chú ý các đặc điểm sau:
Bạn không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau
Khi pha thuốc nhuộm tóc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại
Chúng ta không nên gội dầu quá nhiều khi nhuộm tóc, vì màu tóc sẽ nhanh bị mất màu và các dưỡng chất của tóc sẽ bị mất đi, tóc sẽ yếu và khô rối hơn
Sau khi nhuộm, bạn cần chăm sóc tóc kỹ hơn, gội đầu bằng các loại dầu gội, dầu xả có thành phần dưỡng ẩm cho tóc hay hấp dầu cho tóc 1 tháng 1 lần
Không nên cùng lúc vừa ép, duỗi với nhuộm tóc. Đặc biệt, khoảng cách các lần nhuộm tóc không được quá gần nhau, tốt nhất trên 6 tháng
Lưu ý, chúng ta không được để thuốc nhuộm chạm vào da đầu và chân tóc. Khi thuốc nhuộm bám vào da đầu sẽ gây kích ứng, gây cảm giác ngứa rát da đầu...
Trước khi nhuộm tóc, bạn nên kiểm tra dị ứng bằng cách bôi lên tay hoặc sau tai. Nếu không có dấu hiệu dị ứng, nghĩa là bạn có thể yên tâm nhuộm tóc
Sau khi nhuộm tóc, bạn nên nhanh chóng đi gội đầu. Không dùng móng tay cào da đầu, không gội đầu quá mạnh, không làm xước da đầu bởi bạn có thể bị trúng độc do thuốc nhuộm
Bạn nên cân nhắc dùng thuốc nhuộm tạm thời thay vì thuốc nhuộm bền màu, bởi chất kích ứng càng ít sẽ giảm thiểu nguy cơ kích ứng da gây ra dị ứng
Cuối cùng, để hạn chế tác hại từ thuốc nhuộm, trước hết việc lựa chọn thuốc nhuộm là rất quan trọng. Theo đó, không nên mua thuốc nhuộm rẻ tiền. Bên cạnh đó, người sử dụng nên hạn chế dùng thuốc nhuộm có nhiều thành phần hóa chất bằng cách chọn thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên để an toàn hơn cho da đầu
Kiều Phương (Tổng hợp)