Những tấm gương thương binh 'tàn nhưng không phế'

'Thương binh tàn nhưng không phế' là lời chia sẻ, động viên, khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho những thương binh, bệnh binh đã từng hy sinh một phần cơ thể, máu xương cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Khắc ghi lời dạy của Bác, đã xuất hiện hàng chục nghìn tấm gương thương binh ở mọi miền đất nước lao động cần cù, ý thức tự vượt lên bệnh tật và mọi khó khăn trong cuộc sống, với ý thức không đòi hỏi, trông chờ vào Đảng, Nhà nước... Bằng mỗi việc làm dù nhỏ, họ đang góp sức tích cực vào việc gieo và nhân rộng những hạt giống mùa xuân đất nước.

Mô hình "Chăn nuôi thỏ sinh sản" của cựu chiến binh Cầm Văn Tuấn, ở xã Tân Lang, huyện Phù Yên (Sơn La). Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Mô hình "Chăn nuôi thỏ sinh sản" của cựu chiến binh Cầm Văn Tuấn, ở xã Tân Lang, huyện Phù Yên (Sơn La). Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Thương binh Đỗ Hồng Cẩm, ở thôn 12, xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) là người tiên phong trong việc khai phá đất đồi hoang để trồng keo, bưởi, chè … phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Thương binh Đỗ Hồng Cẩm, ở thôn 12, xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) là người tiên phong trong việc khai phá đất đồi hoang để trồng keo, bưởi, chè … phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Thương binh hạng 1/4 Trịnh Minh điều trị tại Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), hằng ngày dạy tiếng Anh cho học sinh trong vùng. Ảnh: Kim Hùng/TTXVN

Thương binh hạng 1/4 Trịnh Minh điều trị tại Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), hằng ngày dạy tiếng Anh cho học sinh trong vùng. Ảnh: Kim Hùng/TTXVN

Trở về quê sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và bị thương nặng, ông Vũ Văn Vỹ (xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất đồ mộc dân dụng, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Công Luật/TTXVN

Trở về quê sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và bị thương nặng, ông Vũ Văn Vỹ (xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất đồ mộc dân dụng, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Công Luật/TTXVN

Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây mắc ca xen canh, thương binh hạng 3/4 Phạm Hữu Đương (SN 1947, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã có thu nhập 2-3 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động địa phương. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây mắc ca xen canh, thương binh hạng 3/4 Phạm Hữu Đương (SN 1947, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã có thu nhập 2-3 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động địa phương. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Thương binh hạng 3/4 Đèo Văn Hải, (SN 1965, là ở bản Nang Phai, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) vượt lên thương tật, phát huy tiềm năng, lợi thế của gia đình để xây dựng mô hình kinh tế VAC cho hiệu quả cao. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Thương binh hạng 3/4 Đèo Văn Hải, (SN 1965, là ở bản Nang Phai, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) vượt lên thương tật, phát huy tiềm năng, lợi thế của gia đình để xây dựng mô hình kinh tế VAC cho hiệu quả cao. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Hai lần mỗi ngày, thương binh 4/4 Nguyễn Ngọc Đức (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) lại cần mẫn vớt rác trên dòng kênh Chiến Lược. Việc làm kiên trì của ông không chỉ làm sống lại một con kênh chết mà còn góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong khu vực. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Hai lần mỗi ngày, thương binh 4/4 Nguyễn Ngọc Đức (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) lại cần mẫn vớt rác trên dòng kênh Chiến Lược. Việc làm kiên trì của ông không chỉ làm sống lại một con kênh chết mà còn góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong khu vực. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Cựu chiến binh Bùi Văn Bình, thương binh hạng 4/4 (khu 3, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã đi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm, lưu giữ và trưng bày hàng nghìn kỷ vật từ các cuộc kháng chiến tại nhà riêng, nhằm tri ân đồng đội và mong muốn giáo dục thế hệ trẻ để hiểu hơn về các cuộc đấu tranh giữ nước, giành lại độc lập của các thế hệ cha ông. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Cựu chiến binh Bùi Văn Bình, thương binh hạng 4/4 (khu 3, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã đi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm, lưu giữ và trưng bày hàng nghìn kỷ vật từ các cuộc kháng chiến tại nhà riêng, nhằm tri ân đồng đội và mong muốn giáo dục thế hệ trẻ để hiểu hơn về các cuộc đấu tranh giữ nước, giành lại độc lập của các thế hệ cha ông. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/nhung-tam-guong-thuong-binh-tan-nhung-khong-phe-20240727093831332.htm