Những thói quen kỳ quặc của 11 thiên tài vĩ đại trong lịch sử
Ai cũng có những thói quen kỳ quái mà bản thân không thể đừng được. Bạn có thể cảm thấy thói quen đó quá xấu hổ hoặc kỳ lạ để chia sẻ với mọi người, nhưng chính sự khác biệt đó mới khiến bạn là chính bạn.
1.Pytago: ăn chay nhưng rất ghét các loại đậu
Pytago là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pytago. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại.
Pytago đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là 'cha đẻ của số học'.
Ông cũng là một trong những người sáng tạo ăn chay, những người tham gia tổ chức của ông cũngbị yêu cầu phải ăn chay.
Tuy vậy, có một thực phẩm chay mà ông vô cùng ghét, đó là đậu.
Pytago ghét đậu đến mức ông cấm nhữngmôn đồ của mình ăn hay sờ vào chúng.
Không rõ liệu sự khinh thị đối với loại thực phẩm này của ông có giảm bớt vì lý do sức khỏe hay không.
2.Ludwig van Beethoven: vừa sáng tác vừa tắm rửa
Beethoven là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế giới nhưng quá trình viết nhạc của ông lại hơi khác thường.
Nhà soạn nhạc người Đức thường vừa sáng tác nhạc vưàtắm rửa.
Các nghiên cứu cho rằng ông thường đi quanh phòng, suy nghĩ về giai điệu, sau đó dội một chậu nước lên người rồi lại tiếp tục sáng tác.
3.Honoré de Balzac: uống 50 tách cà phê mỗi ngày
Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực.
Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời (La Comédie humaine).
Bộ tiểu thuyết Tấn trò đơìcủa ông là một tác phẩm văn học được nhiều người biết đến; nhưng thói quen uống cà phê của ông không được tốt cho lắ,
Balzac thường uống khoảng 50 tách cà phê mỗi ngày, đây là một lượng caffein nguy hiểm.
Ông từng tuyên bố mình làm việc 48 giờ với chỉ 3 giờ nghỉ ngơi -do đócà phê rõ ràng là cách giúp ông tỉnh táo làm việc liên tục như thế.
4.Igor Fyodorovich Stravinsky: trồng cây chuối 15 phút mỗi sáng
Igor Fyodorovich Stravinsky là một nhà soạn nhạc người Nga, người được coi là một trong những nhà soạn nhạc có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Ông là một người Nga theo chủ nghĩa thế giới điển hình, từng được tạp chí Time bầu là một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Ngoài danh tiếng là một nhà soạn nhạc, Stravinsky còn được biết đến là một nghệ sĩ piano và chỉ huy dàn nhạc có tiếng.
Ông thường trồng cây chuối 15 phút mỗi sáng nhằm mục đích 'thanh lọc bộ não'.
Điều này nghe có vẻ rất đáng yêu, nhưng chắc ông cũng bị choáng váng đầu óc một, hai lần.
5.Leonardo Da Vinci: chỉ ngủ 1,5 tiếng một ngày
Da Vinci không phải là một người thích ngủ cho lắm.Leonardo da Vinci chỉ ngủ 15 phút sau mỗi 4 tiếng đồng hồ, như vậy ông đã giới hạn thời gian ngủ của mình xuống chỉ còn 1,5 tiếng mỗi ngày.
Nhà phát minh Thomas Edison cũng là một người theo phương phápngủ đa phanày, điều đó dường như giúp chúng ta lý giải tại sao haithiên tài này có thể làm nhiều việc như vậy.
6.Nikola Tesla: bóp ngón chân 100 lần/bàn chân cho thông minh hơn
Khi được hỏi: 'Cảm giác của người thông minh nhất là như thế nào?', Einstein trả lời: 'Tôi không biết, hãy hỏi Tesla ấy'.
Nikola Tesla là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ.
Ông cũng là một người ngủ rất ít, chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày. Nhưng đấy vẫn chưa phải điều kỳ quái nhất mà ông thường làm.
Người ta đồn rằng, ông thường bóp các ngón chân của mình 100 lần mỗi bàn chân trước khi đi ngủ, vì ông tin rằng điều đó giúp làm tăng các tế bào não của mình.
Ông cũng rất chim bồ câu nhưng ghét đồ trang sức và những người phụ nữ thừa cân.
7.Agatha Christie: viết tiểu thuyết ngay cả khi chưa xây được cốt truyện
Là tác giả của cuốn tiểu thuyết 'Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông' và 'Án mạng trên sông Nile', Agatha Christie là một trong những tiểu thuyết gia trinh thám được yêu thích nhất mọi thời đại.
Bà không bao giờ làm việc trên bàn hoặc hay có một căn phòng riêng để làm việc.
Bà viết bất cứ nơi nào khi bà có cảm hứng. Và do đó địa điểm sáng tác của bà có thể dao động từ bàn bếp đến phòng khách sạn.
Christie luôn luôn sử dụng máy đánh chữ. Bà đôi khi bắt đầu viết truyện trước cả khi có một cốt truyện.
8.Albert Einstein: để tóc dài, không đi tất, ăn châu chấu sống
Những thói quen kỳ quái Einstein rất đa dạng. Khi còn bé, ông chậm phát triển và phải vật lộn để học cách nói chuyện.
Ông tin rằng điều này cho phép ông suy ngẫm những câu hỏi lớn hơn trong cuộc sống dẫn tới một trong những đột phá lớn nhất của ông, chẳng hạn như Thuyết tương đối.
Khi lớn lên thói quen của ông trở nên kỳ lạ hơn. Ông nuôi tóc dài để khỏi phải đi cắt tóc, và không đi tất vìcho rằng việc đó là không cần thiết.
Ngoài ra, một tài xế của ông cho biết ông từng ăn một con châu chấu sống.
9.Friedrich Nietzsche:luôn đứng khi làm việc
Friedrich Wilhelm Nietzsche là một nhà triết học người Phổ.
Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học.
Nietzsche được coi là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của châu Âu với những tác phẩm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của triết học hiện đại và lịch sử.
Ông luôn đứng dậy khi làm công việc gì, và khiển trách những ai không làm như vậy.
Nietzsche đã từng gọi người bạn Gustave Flaubert là một 'kẻ hư hỏng', vì ông ta đã thư giãn trong khi ông đang làm việc.
Hainhà văn kháccũng thích vừa đứng vừa sáng tác là Virginia Woolf và Lewis Carroll.
10.Charles Dickens: theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo
Charles John Huffam Dickens là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria, với các tác phẩm David Copperfield, Hồn ma đêm Giáng sinh...
Charles Dickens là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo không chỉ trong việc sáng tác, mà trong đời thường cũng vậy.
Ông sẽ cảm thấy khó chịu khi có một sợi tóc vểnh ra ngoài, và phải chải vào nếp bằng được mới thôi.
Ông cũng yêu cầu trợ lý đọc từng câu một nhiều lần những bài viết của mình, người ta đoán đó là một biểu hiện của hội chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Trên bàn làm việc của mình, Dickens cũng luôn thích có một lọ hoa nhỏ, một tờ giấy lớn, dao, một chiếc lá mạ vàng với hình con thỏ ngồi bên trên và một cặp tượng đồng hình hai con cóc béocầmkiếm.
11.Jane Austen: ghét người khác xem tiểu thuyết của mình khi chưa hoàn thành
Jane Austen là một nữ văn sĩ người Anh, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như 'Lý trí và Tình cảm', 'Kiêu hãnh và Định kiến',...
Nhũng tác phẩmcủa Jane Austen được mọi người yêu thích khắp thế giới và đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim và chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, khi sáng tác, bà rấtghét bất cứ ai lén xem dù chỉ là một chút, khi bà chưa viết xong.
Cánh cửa phòng ngủ của bà được làm cố tình để phát tiếng kêu cọt kẹt, để bà phát hiện được khi có ai lén vào phòng mình.