Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp cũng là cách điều trị nhiệt hiệu quả tại nhà.
Củ sen là loại thực phẩm có chức năng thanh nhiệt và thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể, làm ấm phổi và giảm ho.
Cà chua cũng rất giàu riboflavin, axit ascorbic, vitamin A , vitamin K,… rất tốt cho việc ngăn ngừa và điều trị chảy máu nướu răng, viêm loét miệng.
Rau má có tính hàn và tác dụng làm mát cực tốt nên là thức uống được nhiều người lựa chọn khi nhiệt miệng.
Quả lê giàu vitamin B và chứa nhiều nước sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi vết loét trong thời gian bị bệnh.
Trong nước chè tươi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên và các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại sự tấn công của vi khuẩn rất tốt.
Quả hồng là loại quả rất giàu đường sucrose, glucose, fructose, vitamin C, citrulline, iốt và các chất khác có tác dụng chữa viêm loét miệng rất hiệu quả.
Nha đam có chứa đến 12 loại vitamin và 29 khoáng chất cần thiết cho cơ thể cùng với thành phần chất chống oxy hóa cao có khả năng kháng viêm, giảm đau.
Theo y học cổ truyền, nhân trần là loại nước có tính bình mang đến tác dụng thanh nhiệt, giảm nhiệt.
Rau diếp cá cũng thanh nhiệt và đặc biệt là tính kháng khuẩn, giúp giảm nhiễm khuẩn và giảm quá trình viêm.
Nước ép trái cây như cà rốt, cà chua, cần tây, dưa đỏ,… sẽ giúp tăng cường vitamin cho cơ thể, tăng cường miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, vết nhiệt miệng.
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa và ức chế vi khuẩn gây hại cho khoang miệng, giúp làm giảm cơn nhiệt miệng.
Mướp đắng hay khổ qua là loại quả có tính hàn nên thường được ông bà ta dùng trong các bài thuốc làm mát, thanh nhiệt cơ thể.
Rau ngót là loại rau rất tốt đối với người bị nhiệt lưỡi.
Thanh Thanh