Bánh mì trắng: Loại thực phẩm này chứa rất ít chất xơ và protein, nhưng lại có nhiều đường. Một lát bánh mì trắng thường có lượng calo thấp hơn một lát bánh mì nguyên hạt, nhưng lại có hại cho sức khỏe vì thiếu các chất dinh dưỡng. Ngũ cốc nguyên hạt thường có hàm lượng chất xơ và protein cao hơn và có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu hơn, như vitamin B.
Ngũ cốc: Khi chọn ngũ cốc, trước tiên hãy xem hàm lượng đường bổ sung trong ngũ cốc. Lý tưởng nhất là con số này thấp hơn 5 gram mỗi khẩu phần và càng gần bằng 0 càng tốt. Ngũ cốc có đường có thể giúp bạn có một bữa sáng ngon miệng, nhưng chúng có thể khiến năng lượng tăng vọt, dẫn đến cảm giác thèm ăn nhiều đường hơn.
Kẹo: Kẹo chứa nhiều đường bổ sung, chất tạo màu thực phẩm, chất béo bão hòa và có lượng calo cao trong nhiều lựa chọn. Ngoài ra, kẹo thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bạn có thể thay thế kẹo bằng những lựa chọn lành mạnh hơn để thỏa mãn sở thích ăn ngọt của bạn.
Mứt và thạch đóng hộp: Mứt và thạch đóng hộp thường được làm bằng trái cây và đường bổ sung nên có rất nhiều đường. Thay vì ăn mứt đóng hộp, bạn có thể tự làm mứt bằng cách đun nóng quả mọng đông lạnh, trộn hạt chia và nghiền bằng nĩa. Điều này tạo ra một hỗn hợp có vị ngọt tự nhiên, dai, chứa nhiều chất dinh dưỡng và không cần thêm đường.
Sữa chua nguyên chất: Đây có thể là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, protein và men vi sinh. Thay vì sữa chua có hương vị, hãy mua sữa chua nguyên chất và thêm hương vị của riêng của bạn với trái cây tươi (hoặc một thìa mứt tự làm).
Bánh ngọt: Bánh nướng xốp được chế biến trên thị trường là một nguồn đường bổ sung dồi dào và có hàm lượng chất béo đặc biệt cao. Điều này khiến chúng trở thành nguồn cung cấp carbs không lành mạnh và là thực phẩm bạn nên hạn chế trong chế độ ăn uống của mình. Thay vì ăn bánh nướng mua ở cửa hàng, hãy thử tự làm bánh nướng ở nhà bằng bột mì nguyên hạt và mật ong
Diệp Thảo/VOV.VN Eat this, not that