Những trò chơi dân gian hấp dẫn cho ngày Tết
u xuân năm mới là mùa của lễ hội và không khí Tết không thể trọn vẹn nếu thiếu đi những trò chơi truyền thống. Đây được xem là hoạt động giải trí lành mạnh giúp gắn kết mọi người lại với nhau.
Đập niêu đất: Đây là trò chơi dân gian khá phổ biến ở những miền quê đồng bằng Bắc Bộ vào dịp hội làng, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Luật chơi đập niêu đất cũng như cách bài trí khá đơn giản. Trên sân đình hay một bãi đất trống rộng rãi, hai chiếc cột sẽ được trồng cách nhau khoảng 3-5 mét, phía trên là một giá treo niêu. Các đội chơi gồm hai người đều bị bịt mắt và phải cõng nhau đi từ vạch xuất phát đến giá treo để dùng gậy đập những chiếc niêu đất theo hiệu lệnh của quản trò. Khi niêu bị đập vỡ, đội chơi sẽ giành được phần thưởng có trong đó.
Đi cà kheo: Các cuộc thi cà kheo cũng là một phần độc đáo ở những lễ hội vào dịp Tết. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải rất khéo léo và có sức khỏe tốt vì việc giữ thăng bằng trên đôi cà kheo tương đối khó. Tuy nhiên khi đã thuần thục cách đi, người chơi có thể tận hưởng niềm vui mới lạ cùng với đó là sự hưởng ứng của nhiều người xung quanh. Gậy cà kheo hiện nay được làm đa dạng nhưng đơn giản và dễ thấy nhất là những đôi gậy bằng tre, nứa thường có ở các lễ hội.
Đi cà kheo: Các cuộc thi cà kheo cũng là một phần độc đáo ở những lễ hội vào dịp Tết. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải rất khéo léo và có sức khỏe tốt vì việc giữ thăng bằng trên đôi cà kheo tương đối khó. Tuy nhiên khi đã thuần thục cách đi, người chơi có thể tận hưởng niềm vui mới lạ cùng với đó là sự hưởng ứng của nhiều người xung quanh. Gậy cà kheo hiện nay được làm đa dạng nhưng đơn giản và dễ thấy nhất là những đôi gậy bằng tre, nứa thường có ở các lễ hội.
Đánh đu: Trong một số lễ hội truyền thống ở đình làng, sân chơi thường có những cột đu bằng tre hay nứa được dựng lên để mọi người có thể đánh đu giải trí. Trò chơi này không có quy định cụ thể, bất cứ ai cũng tham gia được và thường có đu đơn hoặc đu đôi. Đu đơn chỉ cần một người nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đôi, thường là giữa một nam và một nữ. Đánh đu thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng điệu với nhau cộng thêm một chút khéo léo cũng như sự dũng cảm của người chơi.
Đấu vật: Môn thể thao nổi tiếng và mang tinh thần thượng võ trong các dịp lễ hội diễn ra trên những sới vật, giữa các trai tráng với nhau. Khi bắt đầu trận đấu, từng cặp đôi vật sẽ bước lên chào nhau, sau đó biểu diễn một vài động tác vừa để khởi động vừa là nghi thức tâm linh hướng đến tổ tiên cũng như các anh hùng dân tộc. Trong tiếng hò reo cổ vũ của khán giả hai đô vật sẽ vờn nhau để tìm ra sơ hở của đối thủ rồi lao vào tấn công. Người chiến thắng là người vật được đối phương ngã ngửa hoặc nhấc bổng đối phương lên.
Chơi kéo co: Trong các lễ hội cổ truyền, trò chơi kéo co thường có trong phần hội, thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả nhóm. Bên cạnh đó là ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ.
Chơi đáo: Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ trên một bãi đất phẳng. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván.
Ô ăn quan: Là trò chơi mang tính chiến thuật và trí tuệ, ô ăn quan thường được trẻ em vùng yêu thích bởi vừa có thể giải trí, vừa rèn luyện được óc quan sát. Bàn chơi cùng các quân cờ được tìm rất đơn giản nhưng phổ biến nhất là dùng đá nhỏ hoặc sỏi. Khi chơi mỗi bên sẽ lần lượt bốc một ô cờ bất kỳ rồi rải khắp bàn cờ cho đến lúc không còn quân nào trên tay nữa. Trò chơi kết thúc khi một trong hai người ăn được hai quan và tính toán để biết bên nào có nhiều dân hơn.
Rồng rắn lên mây: Đây là một trò chơi dân gian ngày Tết rất được trẻ em yêu thích và có thể mang lại những tiếng cười để tạo nên không khí vui tươi cho ngày đầu xuân năm mới. Trò chơi tập thể này đòi hỏi sức lực cùng sự khéo léo của người chơi. Luật chơi tương đối đơn giản có một người đứng đầu là thầy thuốc (có nơi gọi là chủ nhà) sẽ tiến hành đi bắt những người chơi đang xếp thành hàng. Người đầu hàng sẽ có nhiệm vụ dang tay che chắn cho người phía sau và thực hiện chạy, di chuyển, điều khiển hàng uốn lượn để thầy thuốc không bắt được người chơi. Nếu người chơi bị bắt sẽ phải lên thay làm thầy thuốc.
Bịt mắt bắt dê: Đây là một trò chơi dân gian, có từ thời xa xưa và còn lưu truyền cho đến ngày nay. Cách chơi trò này cũng khá đơn giản sau khi oẳn tù tì sẽ có một người thua cuộc, người này phải bịt mắt và đi tìm những người còn lại. Những người còn lại thì nắm tay thành một vòng tròn, người bịt mắt ở giữa sẽ đi quanh và tìm bất kỳ ai. Khi tìm được một ai đó người bịt mắt phải đoán xem đó là ai, nếu đoán đúng thì người bị bắt sẽ phải thay thế người bịt mắt còn nếu không thì người kia vẫn phải tiếp tục bịt mắt để đi “bắt dê".
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhung-tro-choi-dan-gian-hap-dan-cho-ngay-tet-post177977.html