Những trung tâm định cư cổ đại bị phá hủy bởi thảm họa
Dưới đây là các trung tâm định cư cổ đại từng thịnh vượng, nhưng đã bị phá hủy hoặc biến mất do các thảm họa thiên tai.

Hamin Mangha (năm 3000 TCN) là một trong những ngôi làng cổ lớn nhất Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học tìm thấy một túp lều chứa 97 bộ xương đen. Ảnh: @schita / iStock.

Do một căn bệnh truyền nhiễm đã giết chết dân làng Hamin Mangha nhanh hơn tốc độ chôn cất, vì vậy họ đã chất đống thi thể trong túp lều và thiêu. Ảnh: @Yonggang Zhu/ Khoa Khảo cổ học Đại học Cát Lâm.

Harappan (năm 2200 – 2000 TCN) ở Pakistan từng là một nền văn minh tiên tiến bao gồm hai thành phố lớn Mohenjo-daro và Harappa. Ảnh: @Wikipedia.

Các thành phố đã được khai quật cho thấy, Harappan có hệ thống nước và quy hoạch đô thị phát triển cao. Thật không may, 200 năm hạn hán đã khiến nền văn minh 5 triệu người này bị hủy hoại hoàn toàn. Ảnh: @Notirt.

Núi lửa Iceland có liên quan gì đến sự sụp đổ của Đế chế Ai Cập dưới thời Ramesses III (năm 1.100 TCN)? Một số nhà Ai Cập học đổ lỗi cho vụ phun trào thảm khốc của núi lửa Hekla ở Iceland phun ra rất nhiều đá vào khí quyển, khiến Trái đất phải trải qua nhiều năm lạnh đi. Ảnh: @Maggie Meng.

Sau đó, nó gây ra biến đổi khí hậu và nạn đói lan rộng dẫn đến sự suy tàn của đế chế Ai Cập dưới thời Ramesses III. Ảnh: @Ministry of Tourism and Antiquities.

Thành phố cổ Helike (năm 373 TCN) của Peloponnese đã bị phá hủy chỉ trong một đêm, bởi một cơn sóng thần nhấn chìm toàn bộ thành phố, dân cư. Ảnh: @Wikipedia.

Vài ngày trước đó, động vật, chim đã chạy trốn khỏi bờ biển, và một số cư dân đã ghi nhận nhìn thấy những cột lửa xuất hiện trong các hoạt động kiến tạo. Ảnh: @cinoby / iStock qua Getty Images.

Thị trấn ven biển Herculaneum (năm 79 SCN) là nơi nghỉ dưỡng sang trọng của những người La Mã giàu có. Ảnh: @panorama.solutions.

Thị trấn này phần lớn đã thoát khỏi thiệt hại trong vụ phun trào đầu tiên của núi lửa Vesuvius. Nhưng vụ phun trào thứ hai đã giết chết tất cả những người sống sót. Ảnh: @Jon Bodsworth.

Thị trấn cảng Thonis được xây dựng trên đất sét pha cát. Khi một loạt các trận động đất bắt đầu tấn công khu vực này vào thế kỷ thứ II TCN, một quá trình được gọi là hóa lỏng đất đã biến mặt đất bên dưới thành phố thành chất lỏng, những tòa nhà bằng đá đồ sộ bắt đầu chìm xuống biển. Ảnh: @Franck Goddio.

Quá trình này diễn ra dần dần, đến thế kỷ thứ VIII, thành phố đã hoàn toàn chìm dưới nước. Ảnh: @NEAPOLIS.

Đế chế Maya từng là một nền văn minh tiên tiến, tự hào với những kỳ tích công nghệ, bao gồm hệ thống lịch, toán học, các hoạt động nông nghiệp tiên tiến và quy hoạch đô thị. Ảnh: @Ralf Steinberger.

Mặc dù nguyên nhân khiến người Maya suy tàn vẫn còn gây tranh cãi, nhiều nhà khoa học cho rằng, đó là do hạn hán kéo dài hai thế kỷ, trùng với thời điểm nhiều thành phố của người Maya bị bỏ hoang. Ảnh: @Cahal Pech Village.
Mời Quý Độc giả cùng xem video: 6 nền văn minh sơ khai của loài người. Nguồn video: @Người Nổi Tiếng.