Những trường hợp nào được đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thuộc cấp chuyên sâu?

Tại Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT do Bộ Y tế vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có quy định điều kiện, cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, phân bổ thẻ BHYT, quy định đối tượng được đăng ký khám chữa bệnh chuyên sâu.

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, quy định về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại Thông tư 01 chủ yếu ở cấp khám chữa bệnh ban đầu, một phần ở cấp cơ bản, hạn chế đăng ký ở cấp chuyên sâu. Điều này sẽ góp phần tăng cường khám chữa bệnh BHYT ở tuyến y tế cơ sở.

8 trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thuộc cấp chuyên sâu.

8 trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thuộc cấp chuyên sâu.

Hiện nay, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được chia thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm cấp ban đầu (trạm y tế, phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực…), cấp cơ bản (các bệnh viện tỉnh trước đây và một số bệnh viện tuyến huyện (hiện nay được sếp cấp cơ bản có số điểm dưới 70) và cấp chuyên sâu (cấp cao nhất, như bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện hạng đặc biệt…).

Theo đó, người tham gia BHYT thuộc tất cả các đối tượng được lựa chọn một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT thuộc cấp ban đầu gần nơi cư trú, làm việc, học tập và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu.

Quy định về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu

Tại khoản 3 Điều 7 về đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của Thông tư 01 quy định người tham gia BHYT được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh BHYT thuộc cấp khám chữa bệnh chuyên sâu gần nơi cư trú, làm việc, học tập và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;
Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương; đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh;
Người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người từ đủ 75 tuổi trở lên;
Đối tượng là học sinh, sinh viên, học viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khối ngành sức khỏe; học sinh, sinh viên, học viên đang trong thời gian học tập, thực hành, thực tập tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT từ đủ 90 ngày trở lên... được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc trường có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đáp ứng quy định... Người lao động của cơ sở khám chữa bệnh BHYT được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh đang làm việc có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT đáp ứng quy định

Trẻ em dưới 6 tuổi;
Người công tác trong quân đội, công an khi nghỉ hưu;
Người mắc bệnh cần được chữa trị dài ngày theo danh mục của Bộ Y tế tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng bảo vệ sức khỏe cán bộ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phong, lao và bệnh phổi, tâm thần, lão khoa, y học cổ truyền…;
Đối tượng khác trong trường hợp cần thiết theo đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu thực tế tại địa phương: Sở Y tế lấy ý kiến cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tổng hợp hồ sơ báo cáo Bộ Y tế xem xét, quyết định.

Những cơ sở khám chữa bệnh BHYT thuộc cấp chuyên sâu nào được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu?

Khoản 3 Điều 6 Thông tư 01 quy định cơ sở khám chữa bệnh BHYT thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, bao gồm:

Thông tư 01 là văn bản có nhiều chính sách đổi mới quan trọng liên quan đến quyền, lợi ích của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh....

Thông tư 01 là văn bản có nhiều chính sách đổi mới quan trọng liên quan đến quyền, lợi ích của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh....

- Cơ sở khám chữa bệnh trước ngày 01/01/2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh hoặc tương đương tuyến huyện, tuyến tỉnh;

- Cơ sở khám chữa bệnh có chức năng bảo vệ sức khỏe cán bộ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phong, lao và bệnh phổi, tâm thần, lão khoa, y học cổ truyền trong cơ cấu tổ chức có bộ phận chuyên môn thuộc một trong các hình thức là khoa hoặc trung tâm hoặc viện. Bộ phận chuyên môn này phải có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản;

- Cơ sở khám chữa bệnh khác theo quyết định của Bộ Y tế mà trong cơ cấu tổ chức có bộ phận chuyên môn thuộc một trong các hình thức là khoa hoặc trung tâm hoặc viện. Bộ phận chuyên môn này phải có chuyên khoa nội và ít nhất 01 trong số các chuyên khoa ngoại, nhi, sản.

Theo Bộ Y tế, Thông tư 01 là văn bản có nhiều chính sách đổi mới quan trọng liên quan đến quyền, lợi ích của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, cải cách thủ tục khám bệnh, chữa bệnh; giảm hồ sơ giấy tờ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT.

Thái Bình

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-truong-hop-nao-duoc-dang-ky-kham-chua-benh-bhyt-tai-co-so-thuoc-cap-chuyen-sau-169250104091303148.htm