Những tuyệt phẩm bằng đá giá hàng trăm triệu đồng

Mỗi hòn non bộ được làm từ các loại đá như tuyết sơn, đá xanh, ngọc bích, đá quặng, đá trắng... tùy kích cỡ được bán từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.

Với bàn tay khéo léo, gu thẩm mỹ tinh tế và sự kiên trì, tỉ mỉ, nhiều nghệ nhân của làng nghề chế tác đá cảnh ở thôn Nhất Nhì (còn gọi là phố Động), xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã trở nên giàu có, xây được nhà lầu, mua xe hơi. Họ cũng góp phần tạo nên “phố non bộ” có tiếng cả nước.

Hòn non bộ đã cảnh Tuyết Sơn hay còn gọi là Vân Mây của ông Nguyễn Cảnh Hiến được định giá hàng trăm triệu đồng.

Hòn non bộ đã cảnh Tuyết Sơn hay còn gọi là Vân Mây của ông Nguyễn Cảnh Hiến được định giá hàng trăm triệu đồng.

Dọc quốc lộ 21A, khu vực phố Động được người dân trưng bày bạt ngàn đá cảnh các loại khắp hai bên đường, tạo nên cảnh mua bán sầm uất.

Ông Nguyễn Cảnh Hiến, chủ cơ sở chế tác đá non bộ Cảnh Hiến, Phó Chủ tịch hội Sinh vật cảnh huyện Thanh Liêm cho biết, phố Động trước đây làm nghề buôn đồng nát. Từ năm 1991-1992, nghề làm đá cảnh bắt đầu được bố ông, nghệ nhân Nguyễn Cảnh Hưng truyền nghề cho người dân.

Hòn non bộ hơn 100 tấn của ông Nguyễn Cảnh Hiến được một đại gia ở Hải Phòng đặt mua với giá 430 triệu đồng.

Hòn non bộ hơn 100 tấn của ông Nguyễn Cảnh Hiến được một đại gia ở Hải Phòng đặt mua với giá 430 triệu đồng.

“Ban đầu chỉ có vài gia đình đến học và làm nghề. Đến nay, cả phố động dài hơn 3 km có đến vài trăm hộ làm đá cảnh mỹ nghệ. Ban đầu người dân làm lấy ngắn nuôi dài, nhưng nay đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập. Riêng cơ sở của gia đình tôi hiện có 12 lao động, thu nhập hơn 12 triệu đồng/người/tháng”, ông Hưng nói.

Hòn non bộ chế tác bằng đá tuyết Sơn và hồ cá cảnh của ông Hiến đã được mua với giá 450 triệu đồng.

Hòn non bộ chế tác bằng đá tuyết Sơn và hồ cá cảnh của ông Hiến đã được mua với giá 450 triệu đồng.

Những cơ sở sản xuất gia đình có quy mô nhỏ cũng thu về vài trăm triệu đồng, còn những hộ quy mô lớn có doanh thu vài chục tỷ đồng mỗi năm. Anh Hoàng Văn Nhàn, chủ cơ sở đá cảnh Thiên Lý cho biết, làm nghề cây, đá cảnh tuy vất vả nhưng cho thu nhập tương đối cao. Đại đa số các gia đình ở đây khấm khá lên nhờ nghề này.

Anh Nhàn cho biết, trước đây ở Hà Nam rất sẵn đá để lựa chọn chế tác các sản phẩm như bàn ghế, sập, làm hòn non bộ. Nhưng gần đây, người ta cho xây quá nhiều nhà máy xi măng nên không còn đã nữa. "Để có đá, chúng tôi phải lên Yên Bái chọn và mua đá bán quý; vào Nghệ An, Thanh Hóa mua đá xanh, đá đen, đá tuyết sơn, đá ngọc bích, đá quặng hoặc đá trắng về để chế tác, làm hòn non bộ. Đá có rất nhiều loại, rất nhiều mẫu mã, kích cỡ khác nhau, tùy theo sở thích cũng như nhu cầu của người tiêu dùng về phong thủy mà có giá khác nhau. Mỗi hòn non bộ có giá từ vài chục triệu lên đến hàng tỷ đồng", anh Nhàn nói.

Để cho ra sản phẩm đẹp về mẫu mã, chất lượng và bán được giá, ngoài miệt mài, người thợ chế tác đá cảnh phải rất khéo léo và điềm tĩnh.

Để cho ra sản phẩm đẹp về mẫu mã, chất lượng và bán được giá, ngoài miệt mài, người thợ chế tác đá cảnh phải rất khéo léo và điềm tĩnh.

Hòn non bộ của anh Hoàng Văn Nhàn có giá hơn 30 triệu đồng.

Hòn non bộ của anh Hoàng Văn Nhàn có giá hơn 30 triệu đồng.

Anh Hoàng Đức Duy, người lao động tại cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Duy Hiển cho biết, công việc ở đây khá đều. Cơ sở không chỉ chế tác đá tại chỗ gồm các sản phẩm như bàn ghế uống nước, sập đá, ghế dài đá, hòn non bộ, đắp tiểu cảnh, hồ cá hay vườn Nhật, mà còn làm theo đơn đặt hàng, lắp đặt, xây dựng tại chỗ cho những cá nhân, tập thể có nhu cầu.

Hòn non bộ khủng có chiều cao hơn 5m, chiều rộng hơn 7m được chế tác từ các loại đá xanh, đá đen và đá tuyết sơn của cơ sở đá mỹ nghệ Duy Hiển được định giá lên đến gần 500 triệu đồng.

Hòn non bộ khủng có chiều cao hơn 5m, chiều rộng hơn 7m được chế tác từ các loại đá xanh, đá đen và đá tuyết sơn của cơ sở đá mỹ nghệ Duy Hiển được định giá lên đến gần 500 triệu đồng.

Bức tranh đá chủ đề "mã đáo thành công" có giá hơn 50 triệu đồng.

Bức tranh đá chủ đề "mã đáo thành công" có giá hơn 50 triệu đồng.

Bộ sập đá được giao bán giá 60 triệu đồng.

Bộ sập đá được giao bán giá 60 triệu đồng.

Hòn non bộ đá Tuyết Sơn định giá hơn 80 triệu đồng.

Hòn non bộ đá Tuyết Sơn định giá hơn 80 triệu đồng.

Hòn non bộ đặt ngay cổng cũng được định giá vài chục triệu đồng.

Hòn non bộ đặt ngay cổng cũng được định giá vài chục triệu đồng.

Người thợ đang miệt mài chế tác đá.

Người thợ đang miệt mài chế tác đá.

Hòn non bộ được làm công phu.

Hòn non bộ được làm công phu.

Bộ bàn ghế đá vân mây được bán 35 triệu đồng.

Bộ bàn ghế đá vân mây được bán 35 triệu đồng.

Hòn non bộ có giá hơn 50 triệu của cơ sở đá cảnh Duy Hiển.

Hòn non bộ có giá hơn 50 triệu của cơ sở đá cảnh Duy Hiển.

Hòn non bộ của ông Nguyễn Duy Hiển trị giá hàng trăm triệu đồng.

Hòn non bộ của ông Nguyễn Duy Hiển trị giá hàng trăm triệu đồng.

PHẠM DUY

Nguồn VTC: https://vtc.vn/a-nh-nhu-ng-tuye-t-pha-m-ba-ng-da-gia-ha-ng-tram-trie-u-do-ng-ar697560.html