Ninh Hải: Mô hình nuôi trồng xen canh cho giá trị kinh tế cao

Những năm qua, nhiều địa phương ở huyện Hoa Lư đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và đã cho kết quả rất tốt. Trong đó, mô hình nuôi cá, kết hợp nuôi gia cầm ở xã miền núi Ninh Hải đang góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, mang lại giá trị kinh tế cao so với trồng lúa cho người nông dân.

Ban quản trị HTX Liên Trung thăm đồng cá xứ Bờ Dâu.

Cánh đồng Bờ Dâu là nơi các hộ xã viên HTX Liên Trung, xãNinh Hải đứng ra nhận thầu của gần 70 hộ xã viên đội 1 và đội 2 không cấy vụ mùa để nuôi cá và nuôi vịt. Vụtrước, HTX Liên Trung có 39 ha cá + vịt, vụ này, các thành viên hùn vốn đầu tư,nhận thầu thêm, nâng diện tích mặt nước lên 90,5 ha.

Ông Nguyễn Văn Vạn (HTXLiên Trung) đại diện các hộ thầu ruộng ở xứ đồng Bờ Dâu chia sẻ: Kết thúc vụmùa trước, cũng trên xứ đồng này, nhóm nhận thầu nuôi cá, thả vịt của anh đãthu được kết quả tốt. Khoảng thời gian chăn thả khá ngắn, nên các thành viênthầu ruộng lựa chọn con giống có trọng lượng thích hợp, đủ kỳ sinh trưởng pháttriển. Cá trắm đen khi xuống giống có trọng lượng từ 1 đến 2 kg/con, cá trắm cỏ0,3- 0,5 kg/con, cá chép 15-20 con/kg. Sau 5 tháng nuôi thả, cá trắm đen cho trọng lượng đạt 5-6 kg/con và trắmcỏ cho 2-3 kg/con và cá chép trọng lượng thấp hơn cũng đạt 1,5- 2 kg/con. Đôívới những con cá có trọng lượng quá nhỏ, được gom thả vào ao, làm giống cho vụsau.

Đồng thời với thả cá, tận dụng mặt nước, các thành viên nhóm thầu quâyvùng nuôi vịt đẻ và gột vịt con. Vụ này, mỗi thành viên phải đầu tư khoảng 70 -80 triệu đồng mua cá giống, vịt giống… với tổng mức đầu tư vào khoảng 500 - 600 triệu đồng.

Cũng như cách làm của nhóm ông Nguyễn Văn Vạn ở HTX LiênTrung, vụ này, HTX Văn Lâm có 17,5 ha, Hải Nham 28,5 ha… đã được ký hợp đồngchuyển đổi. Để đảm bảo tính pháp lý, các nhóm trưởng đứng ra ký kết thầu ruộngthả cá, trong đó quy định chi tiết, chặt chẽ quyền lợi, trách nhiệm giữa haibên chủ thầu và các xã viên có ruộng.

Kết thúc hợp đồng, vào trung tuần tháng12, nhóm thầu thu hoạch cá, bắt hết vịt thì trả lại mặt bằng ruộng cho xã viêncấy vụ lúa đông xuân năm tới. Kết quả các vụ thả cá trước, cho thấy, sau hơn 5tháng nuôi thả, mỗi ha mặt nước ở xã Ninh Hải cho năng suất bình quân 0,6 tấncá thịt, giá trị 45- 50 triệu đồng, chưa kể còn khoảng 2.000 con vịt đẻ và3.000 con vịt gột.

Theo đồng chí Bùi Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã: Đảng ủy,UBND xã ủng hộ việc chuyển vùng đất trũng vụ mùa cấy lúa kém hiệu quả sang nuôicá, thả vịt. Những xứ đồng này vừa trũng, thường xuyên bị úng và lại chịu bóngnúi, thời gian có nắng ngắn, ánh sáng yếu nên khi cấy lúa thì năng suất rấtthấp.

Với những khó khăn về tự nhiên đó, Ban quản trị các HTX trong xã họp bàn,tổ chức ký kết hợp đồng với các tổ, nhóm khi đầu tư nuôi cá, thả vịt. Ninh Hải- địa phương có nhiều diện tích đất canh tác lúa men theo chân núi, xen lẫn vơícác thung, thùng, vũng tự nhiên.

Songsong với gìn giữ môi trường du lịch sông nước trên sông Ngô Đồng khu Tam Cốcnhiều năm qua đã mang lại điều kiện khá thuận khi kết hợp trồng lúa phục vụ dulịch, kết hợp mặt nước nuôi thả thủy sản. Giá trị kinh tế có từ ngành dịch vụdu lịch, nay có thêm từ kết hợp sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả khá vữngchắc sẽ là hướng đi tốt cho địa phương.

Bài, ảnh:Minh Đường

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ninh-hai-mo-hinh-nuoi-trong-xen-canh-cho-gia-tri-kinh-te-cao-2019110507460850p2c21.htm