Nợ hộ gia đình tại Mỹ tăng kỷ lục lên gần 15 nghìn tỷ USD

Người dân Mỹ hiện nay đang mắc nợ nhiều hơn bao giờ hết. Tổng cộng, người tiêu dùng Mỹ đã nợ 14,96 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 – tổng hóa đơn nợ của họ hiện đang đạt mức cao kỷ lục và nhiều hơn 812 tỷ USD so với số nợ vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi các biện pháp tài chính bảo vệ kỷ nguyên đại dịch hết hạn? Đó có lẽ là câu hỏi chính sách công lớn nhất về sự phục hồi sau đại dịch đối với nước Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Nợ hộ gia đình là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia. Các số liệu kinh tế mới đây cho thấy, nợ hộ gia đình tại Mỹ đã tăng mạnh trong quý II.

Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng và mua nhà tăng vọt khiến nợ hộ gia đình Mỹ tăng 313 tỷ USD, tương đương 2,1% trong quý II vừa qua.

Đây được coi là mức tăng danh nghĩa lớn nhất kể từ năm 2007 và là mức tăng phần trăm lớn nhất trong bảy năm rưỡi qua.

Tổng cộng, người tiêu dùng Mỹ đã nợ 14,96 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 – tổng hóa đơn nợ của họ hiện đang đạt mức cao kỷ lục và nhiều hơn 812 tỷ USD so với số nợ vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Số dư thẻ tín dụng đã tăng 17 tỷ USD trong quý II, nhưng chúng vẫn ở mức thấp hơn 140 tỷ USD vào cuối năm 2019. Số dư cho vay mua ô tô tăng thêm 33 tỷ USD.

Nợ thế chấp và các biện pháp bảo vệ tài chính thời đại đại dịch

Nợ thế chấp, khoản nợ đóng góp lớn nhất vào tổng nợ hộ gia đình, đã tăng 282 tỷ USD lên 10,44 nghìn tỷ USD. Một con số khổng lồ 44% số dư nợ chưa thanh toán được bắt nguồn từ năm ngoái, bao gồm cả các khoản thế chấp mới và tái cấp vốn.

Quản trị viên Joelle Scally của Trung tâm Dữ liệu Kinh tế Vi mô tại Fed New York cho biết: “Nhưng ngay cả khi thị trường nhà ở Mỹ đang nóng đỏ và việc mọi người vay để mua nhà được thực hiện một cách nhanh chóng thì tại nhiều nơi trên đất Mỹ, vẫn có khoảng 2 triệu người đi vay trong tình trạng cấm cố thế chấp, đây là những người dễ bị kiệt quệ tài chính một khi chương trình cấm thế chấp kết thúc”.

Khi các chương trình hỗ trợ tài chính do Covid-19 lần đầu tiên được triển khai tại Mỹ, những người đi vay nhằm tận dụng các biện pháp bảo vệ cấm thế chấp rất đa dạng về điểm tín dụng, có những người có điểm tín dụng rất cao cũng có những người có điểm tín dụng thấp. Hầu như mọi tầng lớp dân cư Mỹ đều tham gia vào chương trình vay vốn này. Nhưng theo thời gian, những người vay có điểm tín dụng cao hơn đã rời bỏ chương trình, chỉ để lại những người dễ bị tổn thương hơn về mặt tài chính.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi các biện pháp tài chính bảo vệ kỷ nguyên đại dịch hết hạn? Đó có lẽ là câu hỏi chính sách công lớn nhất về sự phục hồi sau đại dịch đối với nước Mỹ.

Các chương trình liên bang cũng như các sáng kiến của người cho vay đã được đưa ra để kiểm soát tình trạng nợ quá hạn do số lượng các khoản thế chấp quá hạn đạt mức thấp kỷ lục trong quý II.

Trong khi đó, các khoản cho vay dành cho sinh viên, loại nợ duy nhất giảm trong quý trước – đã giảm xuống còn 14 tỷ USD - chủ yếu vẫn nằm trong các chương trình cấm theo Đạo luật CARES – đây là Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ chống vi-rút Corona và An ninh Kinh tế (CARES) - một gói nhiều biện pháp hỗ trợ được chính phủ liên bang Mỹ thông qua để đối phó với đại dịch COVID-19.

Huy Hoàng

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/no-ho-gia-dinh-tai-my-tang-ky-luc-len-gan-15-nghin-ty-usd-post148653.html