Nỗ lực để kinh tế du lịch hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua tỉnh ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển du lịch. Nhiều khu, điểm du lịch được hình thành, phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế; cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện đáng kể... Đặc biệt, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đánh dấu bước ngoặt quan trọng, tạo nên 'cú hích' cho du lịch Ninh Bình phát triển. Cũng từ đây, thương hiệu du lịch Ninh Bình đã 'định danh' trên thị trường du lịch trong nước, quốc tế. Du lịch vừa là động lực, vừa trực tiếp tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển du lịch có nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức. ý thức được điều đó, tỉnh và ngành chức năng đã và đang nỗ lực để ngành kinh tế du lịch hội nhập sâu rộng, phát triển bền vững.

Tuần Du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” thu hút đông du khách tham gia. Ảnh: Đức Lam

Kỳ 1: Phát triểnthương hiệu điểm đến

Đối với ngành Dulịch, việc xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt và quyết định sứchấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh của điểm đến. Đồng thời, thương hiệu cũnglà yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, đưa du lịchtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Năm 2014, Quầnthể danh thắng Tràng An chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa vàThiên nhiên thế giới, trở thành di sản thế giới kép đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam á. Sự kiện này đánh dấu bướcngoặt quan trọng, đưa Du lịch Ninh Bình phát triển trở thành vùng trọng điểmcủa du lịch Việt Namvà ghi tên mình trên bản đồ du lịch thế giới.

Từ đó đến nay dulịch Ninh Bình được nhiều chuyên trang du lịch quốc tế nhắc đến như: chuyêntrang du lịch “This is insider” của Mỹ bình chọn Ninh Bình đứng đầu trong 50địa điểm hấp dẫn mà bạn phải đến trong năm 2018; tờ Telegraph nước Anh bầu chọnNinh Bình là 1 trong 15 địa điểm tuyệt đẹp nhưng chưa nhiều người biết tới trênthế giới; Ninh Bình còn được bình chọn là 1 trong 7 địa danh có cảnh quan đẹpnhất ở Đông Nam á do Butterfield & Robinson, một trong những nhà điều hànhtour nổi tiếng của Canada bình chọn...

Và đáng mừng hơnlà ngày càng có nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài quay trở lại NinhBình. Một du khách đến từ Scotland-anh Mac Cormac chia sẻ: Lần thứ 2 đến du lịch ở Ninh Bình, tôi rất ấn tượng vơícảnh quan nơi đây, nó gần như còn nguyên sơ chưa chịu sự tác động của conngười. Đặc biệt Quần thể danh thắng Tràng An có sự hòa quyện giữa núi, rừng vàsông nước làm cho cảnh vật rất đẹp. Khoảng cách thời gian giữa hai lần đến NinhBình của tôi tính bằng năm, nhưng tôi vẫn thấy môi trường được giữ gìn rất tốt;người dân cũng rất thân thiện với du khách.

Đồng chí NguyễnVăn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Có thể khẳng định, du lịch NinhBình bước đầu đã định vị được thương hiệu điểm đến trên thị trường du lịch. Đểphát triển thương hiệu điểm đến, ngành Du lịch đang tích cực đa dạng hóa vànâng cao chất lượng hệ thống sản phẩm điểm đến du lịch. Chính vì thế, bên cạnhnhững sản phẩm du lịch truyền thống, tỉnh Ninh Bình đã từng bước đầu tư khaithác và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, bước đầu đáp ứng nhucầu của khách du lịch. Đó là: du lịch sinh thái tại Quần thể danh thắng TràngAn, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Vườn Quốc gia CúcPhương...; du lịch văn hóa, tâm linh ở Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô HoaLư, các di tích lịch sử văn hóa thời Đinh, Lê, Nhà thờ đá Phát Diệm; chùa BáiĐính, Đền Dâu, Đền Quán Cháo...; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao (chơiGolf, leo núi); du lịch kết hợp hội thảo (MICE)...

Thực hiện chỉ đạocủa UBND tỉnh, Sở Du lịch phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch nghiêncứu, xây dựng và đưa vào khai thác một số tuyến, điểm và sản phẩm du lịch mới,như mở thêm tuyến 2, tuyến 3 Khu du lịch sinh thái Tràng An, điểm du lịch “TuyệtTịnh Cốc”; phục dựng lại phim trường Kong Skull Island...

Với sự trợ giúpcủa ngành Du lịch và chính quyền địa phương, nhiều hộ gia đình ở các xã: GiaVân, Gia Hòa (Gia Viễn); Sơn Hà (Nho Quan), thị trấn Yên Thịnh, Yên Mạc, (YênMô) đã liên kết với các hãng lữ hành tổ chức khai thác có hiệu quả các dịch vụdu lịch cộng đồng như: chở khách bằng xe trâu, cho thuê xe máy, xe đạp, tổ chứccho khách trải nghiệm công việc nhà nông: cấy cày, bắt tôm, cua, chế biến mónăn...

Từ những mô hìnhnày, các sở, ngành, địa phương đã phối hợp lập đề án “Xây dựng nông thôn mơígắn với phát triển du lịch”. Ninh Bình sẽ có thêm sản phẩm du lịch nông nghiệptại các địa phương như: Làng hoa đào phai tại xã Đông Sơn - thành phố Tam Điệp;Làng hoa tại xã Ninh Sơn, xã Ninh Phúc - thành phố Ninh Bình; Làng nghề thêuVăn Lâm tại xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư; Làng nghề cói ở huyện Kim Sơn...

Ngoài ra, để“kích cầu” mùa thấp điểm của du lịch Ninh Bình, góp phần quảng bá những giá trịnổi bật của Quần thể danh thắng Tràng An, hai năm qua, tỉnh đã tổ chức Tuần dulịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” thu hút hàng trăm nghìn du khách vềthăm, tạo nên một sản phẩm mới, độc đáo cho du lịch Ninh Bình.

Cùng với việc xâydựng các sản phẩm du lịch, UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều hoạt động liênkết phát triển du lịch giữa các tỉnh, các trung tâm du lịch trong nước như:Liên kết hợp tác với Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh; 10 tỉnh, thành phốvùng đồng bằng sông Hồng; Sở Du lịch ký bản ghi nhớ hợp tác với Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau. Ngoài ra, còn liên kết hợp tác xâydựng tuyến du lịch Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà và Khu bảotồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Quần thể danh thắng Tràng An; liên kếtgiữa các khu di sản thế giới và các kinh đô Việt cổ nhằm xây dựng các tour dulịch liên tỉnh; Hiệp hội Du lịch tỉnh ký biên bản hợp tác với 21 Hiệp hội dulịch các tỉnh, thành phố...

Đặc biệt, tỉnhđẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Riêng đối vơíthị trường khách du lịch quốc tế, trước đây, thị trường truyền thống đến NinhBình tập trung vào các quốc gia: Pháp, Anh, Đức, úc. Để tiếp tục khai thác thịtrường truyền thống và mở rộng các thị trường khách quốc tế có tiềm năng, tỉnhNinh Bình đã tham gia nhiều chương tình xúc tiến, triển lãm, hội chợ trong nướcvà quốc tế; tổ chức các đoàn farmtrip, presstrip tham quan, khảo sát, giơíthiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tạo điều kiện cho các hãng phim nổi tiếngđến ghi hình, đến nay đã thu hút được khách du lịch quốc tế của các thị trườngmới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nga, Mỹ và một số nước ĐôngÂu.

Có thể khẳngđịnh, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thương hiệu điểm đến,trong đó xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo đã đem lại hiệu quảthiết thực trong việc thu hút du khách đến với Ninh Bình. Lượng khách du lịchđến Ninh Bình những năm gần đây tăng nhanh, giai đoạn 2010 - 2018, tốc độ tăngtrưởng bình quân năm đạt trên 12%, trong đó khách quốc tế tăng 4,5%, khách nôịđịa tăng 13,8%; doanh thu du lịch tăng khoảng 25%/năm. Năm 2018, khách nội địađạt khoảng 6,5 triệu lượt khách và gần 1 triệu lượt khách quốc tế, thời gianlưu trú của khách cũng tăng lên đáng kể... Kết quả đó đã góp phần thúc đẩy sựphát triển của ngành nghề khác trong tỉnh như tiểu thủ công nghiệp, thương mại,dịch vụ, chăn nuôi... nói riêng, kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Phúc Nguyên

Kỳ 2: Thu hútnguồn lực đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/no-lyc-de-kinh-te-du-lich-hoi-nhap-sau-rong-va-phat-trien-ben-vung-20190823081925874p2c20.htm