Nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Mặc dù điều kiện KT-XH và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người dưới mức trung bình chung của tỉnh, nhưng huyện Lạc Sơn đã có nhiều cố gắng trong đầu tư cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đồng thời, huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về

Mặc dù điều kiện KT-XH và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người dưới mức trung bình chung của tỉnh, nhưng huyện Lạc Sơn đã có nhiều cố gắng trong đầu tư cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đồng thời, huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Trường TH&THCS Vụ Bản, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trường TH&THCS Vụ Bản, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đến nay, toàn huyện có 67 trường, gồm 29 trường mầm non công lập, 2 trường mầm non tư thục, 29 trường TH&THCS, 4 trường THPT, 2 trường phổ thông DTNT THCS&THPT, 1 trung tâm GDNN-GDTX. Thực hiện quan điểm GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện ban hành nhiều cơ chế, chương trình, kế hoạch, đề án nhằm thu hút đầu tư, tăng ngân sách cho huyện, từ đó có điều kiện đầu tư nguồn lực tài chính cho GD&ĐT. Mặt khác, tạo nhiều việc làm tại chỗ nhằm tăng thu nhập cho người lao động để đầu tư cho con em học tập.

Đồng chí Bùi Văn Kía, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW với trọng tâm là đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, ngành GD&ĐT huyện đã ban hành phương hướng, nhiệm vụ năm học, triển khai đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018 đến toàn thể cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tăng cường rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho đổi mới chương trình.

Bên cạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục (PCGD) TH&THCS; đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường, các đơn vị giáo dục mầm non trên địa bàn tập trung nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”, tích cực triển khai giai đoạn 2 đề án "Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, đến nay, cấp tiểu học có 182/315 lớp 1, 2, 3 đã được trang bị các phương tiện dạy học, đạt 58%; 100% lớp học cấp THPT và Trung tâm GDNN-GDTX huyện được trang bị máy chiếu hoặc ti vi. Đối với các khối lớp và cấp học khác, tỷ lệ trang bị máy chiếu hoặc ti vi tại phòng học đạt trên 20%. Hàng năm, giáo dục tiểu học triển khai mô hình đổi mới quản lý trong dạy học. Các trường THPT, phổ thông DTNT THCS&THPT tổ chức cho học sinh tìm hiểu, gìn giữ bản sắc văn hóa Mường. Tiêu biểu là mô hình Câu lạc bộ gìn giữ bản sắc văn hóa Mường của Trường THPT Quyết Thắng; "Chúng em yêu làn điệu dân ca Mường” của Trường THPT Lạc Sơn... Giáo dục vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được quan tâm, hàng năm, ngành thực hiện tốt việc dạy tiếng dân tộc cho các đối tượng, nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường triển khai các hoạt động giáo dục đặc thù, đi đôi với thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện tới cơ sở, sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, nhà trường, cộng đồng xã hội và các tầng lớp nhân dân, các giải pháp về nâng cao chất lượng GD&ĐT được triển khai thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đã giúp huyện đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, chuẩn PCGD THCS mức độ 3, chuẩn xóa mù chữ mức độ 3. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả quan trọng; tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định được giải quyết; chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh nâng lên đáng kể.

Bùi Minh

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/218/184765/no-luc-doi-moi-can-ban,-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao.htm