Nỗ lực khắc chế tăng Armata từ phương Tây thành vô nghĩa
Để tăng sức mạnh và khả năng đối phó với xe tăng của phương Tây, Nga đang cân nhắc tích hợp trọng pháo 152mm cho T-14 Armata.
Thông tin được người đứng đầu Tập đoàn công nghệ cao nhà nước Rostec Sergei Chemezov cho biết: "Hiện tại, công việc sắp hoàn thành để chuẩn bị các cơ sở sản xuất và một lô thí nghiệm đã được sản xuất. Nó sẽ được giao cho Quân đội Nga ngay trong năm 2020", người đại diện của Rostec cho biết.
Dù nguồn tin không tiết lộ những cỗ tăng này được trang bị cấu hình như thế nào nhưng theo Tập đoàn Uralvagonzavod, trong lô đầu tiên đầu tiên được trang bị, sẽ có một số xe mang pháo 152 mm, vượt xa các mẫu pháo phương Tây và đứng đầu thế giới về cỡ nòng.
"Chúng tôi có đủ nguồn lực để chế tạo xe tăng sử dụng pháo cỡ 152 mm dựa trên nền tảng chiến đấu Armata. Quyết định tiến hành dự án sẽ phụ thuộc vào Bộ Quốc phòng Nga", Uralvagonzavod (UVZ) tiết lộ.
Vũ khí chính trên siêu tăng T-14 Armata hiện nay là pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ nòng 125 mm, thay thế mẫu 2A46M5 125 mm trên xe tăng T-90A. Sơ tốc đầu nòng của 2A82-1M cao hơn 20% so với pháo Rheinmetall 120 mm L/55 tối tân của Đức, loại pháo tăng được đánh giá là tốt nhất thế giới.
Đạn xuyên giáp của T-14 có thể bắn thủng lớp giáp dày tương đương 900 mm giáp thép cán đồng nhất (RHA) từ khoảng cách hai km. Với việc trang bị pháo cỡ nòng 152 mm sẽ giúp tăng T-14 Armata đạt uy lực tương đương tổ hợp pháo tự hành 2S19 Msta-S và 2S35 Koalitsiya-SV, dễ dàng tiêu diệt những mục tiêu kiên cố như lô cốt đối phương.
Đặc biệt, quyết định tích hợp pháo cỡ lớn cho tăng Armata còn khiến nỗ lực khác chế dòng tăng này từ phương Tây bằng pháo cỡ lớn trở nên vô nghĩa. Bởi hồi giữa năm 2020, Đức và Pháp đã quyết định nâng cấp và trang bị trọng pháo 130 mm cho xe tăng của mình.
Cụ thể, Tập đoàn Nexter (Pháp) giới thiệu pháo chính cỡ 140 mm để trang bị cho tăng Leclerc của nước này và giúp các xe tăng của châu Âu có vũ khí đủ uy lực để giáp chiến với xe tăng T-14 Armata của Nga.
Cùng với đó, Đức cũng lao vào cuộc chạy đua chế tạo một loại siêu pháo tăng thế hệ mới để chống lại xe tăng Armata của Nga. Trước đó, Mỹ, Anh, Ba Lan… đã tuyên bố các kế hoạch phát triển xe tăng mới để đối phó với loại xe tăng chưa được biên chế của Nga.
Ngay từ triển lãm vũ khí Eurosatory-2016, Tập đoàn quân sự Đức Rheinmetall Defence đã công bố mẫu thử nghiệm khẩu pháo mới, được giới thiệu là một phương tiện chiến đấu khắc tinh của T-14 Armata và T-90 Nga.
Loại pháo xe tăng mới của Rheinmetall là một khẩu pháo nòng trơn, cỡ nòng 130 mm (lớn hơn cỡ nòng hiện tại của Armata là 125 mm), có trọng lượng khoảng ba tấn, trọng lượng thân pháo là 1400 kg.
Dự kiến sản phẩm mới sẽ hoàn tất về công nghệ vào khoảng năm 2025, sau đó tạm thời Đức sẽ tích hợp loại pháo này trên nền tảng của Leopard để sử dụng trong khi chờ một loại xe tăng thế hệ mới ra đời.
Giới phân cho rằng, việc chế tạo pháo mới cũng không giúp một loại xe tăng nào chiếm được ưu thế trước Armata bởi trong tương lai, loại tăng mới này của Nga được tích hợp pháo chính hoàn toàn tự động loại 152 mm và có thể sử dụng đạn Uranium nghèo.
Hơn nữa, điều làm nên sức mạnh của Armata không chỉ là hỏa lực siêu mạnh mà còn nằm ở các công nghệ tiên tiến và các hệ thống phòng vệ, giúp nó trở nên bất khả chiến bại trước các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây như M1 Abrams của Mỹ, Leopard của Đức, Leclerc của Pháp, Challenger 2 của Anh và cả Merkava của Israel.