Trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH, được chế tạo bởi Công ty Hàng không Hindustan (HAL) của Ấn Độ và là máy bay trực thăng vũ trang, được sản xuất trong nước đầu tiên. LCH có thân hẹp, khả năng tàng hình tương đối tốt, giáp bảo vệ có thể chống lại đạn phòng không đến 12,7 mm.
Trực thăng LCH có khả năng tấn công ban đêm và thiết bị hạ cánh chống va chạm, để cải thiện khả năng sống sót. Vào tháng 11/2016, chính phủ của Thủ tướng Modi, đã phê duyệt việc mua 15 máy bay trực thăng LCH; sau khi đạt được thỏa thuận cuối cùng, tổng số trực thăng LCH mà Quân đội Ấn Độ mua sẽ là 165 chiếc.
Lựu pháo Atagos (ATAGS) được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ và do các công ty tư nhân trong nước sản xuất. Pháo được trang bị hệ thống điều khiển và chỉ huy hoàn toàn tự động bằng điện, ổ đạn có 6 viên, thay vì 3 viên tiêu chuẩn. ATAGS cũng là loại pháo có tầm bắn xa nhất trên thế giới, với tầm bắn tối đa 48 km.
ATAGS nặng khoảng 18 tấn và có thể được triển khai trên chiến trường trong vòng chưa đầy 3 phút. Vào tháng 8/2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt việc mua 150 khẩu Atagos. Theo kế hoạch hiện đại hóa pháo binh, Lục quân Ấn Độ cần 1.580 khẩu ATAGS. Việc thử nghiệm ATAGS có thể vẫn tiếp tục và sẽ kết thúc vào giữa năm 2021.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas Mark 1 sẽ có nhiều khả năng được triển khai với số lượng lớn trong Quân đội Ấn Độ. So với phiên bản gốc đã ra mắt, nó sẽ có khoảng 40 cải tiến quan trọng như radar mảng pha quét điện tử chủ động, động cơ của Mỹ; thân máy bay cũng được kéo dài thêm 1 mét.
Vào tháng 3/2020, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt việc mua 83 máy bay Tejas Mk1A. Để đáp ứng yêu cầu của Không quân Ấn Độ trong thời gian ngắn nhất có thể, HAL đã đầu tư dây chuyền lắp ráp thứ hai, để tăng sản lượng lên từ 16-20 chiếc mỗi năm.
Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 15 tàu ngầm thông thường, đến năm 2024, 4 tàu ngầm lớp Scorpionfish sẽ được đưa vào sử dụng và số lượng sẽ lên tới 19 chiếc. Nhu cầu hiện có của Ấn Độ là 24 tàu ngầm thông thường, và Ấn Độ dự kiến mua thêm 6 chiếc tàu ngầm P75-I do Ấn Độ tự phát triển.
Tàu ngầm P75-I được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP), để nâng cao thời gian hoạt động ngầm dưới nước, cũng như khả năng sống sót; đồng thời có thể phóng tên lửa hành trình BrahMos. Vào tháng 1/2020, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã liệt kê hai nhà máy đóng tàu Ấn Độ và năm nhà sản xuất tàu ngầm nước ngoài cho dự án.
Không hài lòng với hiệu suất của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay MiG-29K, Hải quân Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch từ năm 2017 để mua 57 máy bay chiến đấu cho các tàu sân bay hiện tại và tương lai. Hiện nay, tàu sân bay đóng trong nước đầu tiên của Ấn Độ Vikrant, có khả năng sẽ gia nhập Hải quân Ấn Độ vào nửa cuối năm 2021.
Do hạn chế về ngân sách và các lý do khác, con số này hiện đã được cắt giảm xuống còn khoảng 36 chiếc. Hiện F/A-18EF Super Hornet của Mỹ đang tích cực tìm kiếm đơn đặt hàng này. Các yêu cầu của Hải quân, cũng liên quan đến kế hoạch mua 110 máy bay chiến đấu đa năng của Không quân Ấn Độ.
Không quân Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin về việc mua 110 máy bay chiến đấu đa nhiệm từ năm 2018. Sáu công ty đã trả lời thông tin. Tuy nhiên, ngay cả khi Không quân Ấn Độ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt máy bay chiến đấu, thì quá trình này vẫn có rất ít tiến bộ.
Lực lượng Không quân Ấn Độ tuyên bố rằng, các máy bay chiến đấu đa nhiệm sẽ được sản xuất bởi các đối tác của Ấn Độ và có thể được giao hàng sau 3 năm, khi thỏa thuận được ký kết. Nếu thỏa thuận được ký vào năm 2021, thì việc giao hàng có thể bắt đầu vào năm 2024.
Về vũ khí bộ binh, Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận sản xuất súng trường tiến công AK-203 vào tháng 2/2019. Lô AK-203 đầu tiên sẽ được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào năm 2019. Tuy nhiên, đã hơn một năm trôi qua mà liên doanh vẫn chưa bắt tay vào sản xuất.
Quân đội Ấn Độ có kế hoạch mua 700.000 khẩu AK-203. Mặc dù một thỏa thuận đã được ký kết, trong hơn một năm qua, việc bắt đầu sản xuất tại nhà máy Ametti Korwa vẫn chưa có gì tiến triển. Tháng 3/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cắt băng khánh thành nhà máy Korwa.
Về máy bay không người lái, vào tháng 11/2019, Ấn Độ đã thuê hai chiếc UAV MQ-9B của Mỹ để giám sát hàng hải ở Ấn Độ Dương. Những chiếc UAV được thuê khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang thảo luận về việc mua sắm 30 chiếc UAV MQ-9B từ Mỹ (chia đều cho Không quân, Hải quân và Lục quân).
Xét trong 8 khoản mua sắm quốc phòng nêu trên thì 5 khoản mua từ nước ngoài và 3 khoản là mua trong nước, tỷ trọng mua nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng cao (62,5%). Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã công bố danh sách 110 loại vũ khí bị cấm mua từ nước ngoài trong năm 2019, nhưng vẫn không thể thay đổi một thực tế là vũ khí Ấn Độ chủ yếu dựa vào gia công là chính. Nguồn ảnh: Sina.
Tiến Minh