Nơi nào ở nước ta có biệt danh là 'thành phố sông hồ'?

Với 7 con sông lớn nhỏ chảy qua nơi đây có biệt danh 'thành phố sông hồ', các dòng sông tạo nên chiều dài lịch sử, văn hóa và sự phát triển của địa phương này.

1. Địa phương nào có nhiều dòng sông chảy qua nhất ở nước ta?

A

Đồng Nai

B

Cần Thơ

C

Hải Phòng

D

Hà Nội

Theo Cổng thông tin UBND Thành phố Hà Nội, Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lý này là “thành phố sông hồ” hay “thành phố trong sông”.
Nhờ các con sông lớn nhỏ chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ.
Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

2. Con sông nào sau đây không chảy qua nội thành Hà Nội?

A

Sông Tô Lịch

B

Sông Đuống

Sông Đuống khởi nguồn từ phía Bắc ngoại thành Hà Nội, từ xã Xuân Canh, huyện Đông Anh chảy qua tỉnh Bắc Ninh, đổ vào sông Thái Bình.

C

Sông Kim Ngưu

D

Sông Tích

3. Dòng sông nào lớn nhất chảy qua Hà Nội?

A

Sông Cầu

B

Sông Nhuệ

C

Sông Đà

D

Sông Hồng

Dòng sông lớn nhất và quan trọng nhất của Hà Nội là sông Hồng. Riêng đoạn sông chảy qua Thành phố Hà Nội dài tới 163km, hai bên bờ có hàng nghìn di tích lịch sử - văn hóa.
Khúc sông bao bọc phía Đông Bắc thành Thăng Long uốn cong như hình cái tai nên còn có tên cổ là Nhị Hà. Tên "fleuve rouge" (sông Hồng) do người Pháp đặt ra để nhấn mạnh đặc trưng của sông là màu nước đỏ phù sa.

4. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ huyện nào?

A

Sóc Sơn

B

Thạch Thất

C

Quốc Oai

D

Ba Vì

Theo Cổng thông tin bảo tàng Hà Nội, Sông Hồng là con sông lớn thứ 26 trên thế giới, thứ 12 ở châu Á. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn (cao 1176m) thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dài gần 1200km, chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng vào Việt Nam từ Hà Khẩu, dài khoảng 556km và bắt đầu vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì, kết thúc ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, dài khoảng 120km.
Sông Hồng có hình nan quạt, địa hình lòng sông dốc nhiều ở thượng nguồn, dốc ít ở hạ nguồn nên mùa mưa lũ nước lên nhanh và rút chậm. Khối lượng nước hàng năm đổ ra biển của sông Hồng là rất lớn, ước tính khoảng 120-160km3/năm. Khối lượng trầm tích sông Hồng vận chuyển lên đến 50-130 triệu tấn/năm, đứng thứ 12 trong các sông mang nhiều phù sa trên thế giới.

5. Hồ Hoàn Kiếm do con sông nào tạo nên?

A

Sông Hồng

Hầu hết các hồ nước tại Hà Nội đều là hồ tự nhiên, dấu tích của các khúc sông cổ. Trong đó, Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu của sông Hồng, chảy qua khu vực hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt… Phần phân lưu rộng nhất chính là Hồ Hoàn Kiếm.
Thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần, bao gồm hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi thao duyệt thủy quân triều đình. Đến thời vua Tự Đức, nhà Nguyễn, hồ Hữu Vọng có tên hồ Thủy Quân. Sau khi chiếm đóng Hà Nội, thực dân Pháp cho lấp hồ Hữu Vọng và chỉ để lại hồ Tả Vọng hay Hồ Hoàn Kiếm ngày nay.

B

Sông Nhuệ

C

Sông Đáy

D

Sông Đuống

6. Dòng sông nào ô nhiễm nhất Hà Nội hiện nay?

A

Sông Lừ

B

Kim Ngưu

C

Sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch là con sông nhỏ chảy trong nội Thành Hà Nội, dòng chính chảy qua các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. Chiều dài sông chỉ 13,5km. Đây là sông được đánh giá là ô nhiễm nặng nhất của Hà Nội.
Sông Tô Lịch xưa vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, về sau nhiều đoạn sông bị lấp dần. Sau đó, sông chỉ là dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Đến hiện tại nhiều đoạn đã được cống hóa.

D

Sông Sét

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/noi-nao-o-nuoc-ta-co-biet-danh-la-thanh-pho-song-ho-ar840046.html