Nơi nào quan sát nhật thực một phần tốt nhất vào 29/3?
Vào ngày 29/3, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực một phần ngoạn mục. Người dân ở Bắc Mỹ, châu Âu, Bắc Á và Tây Bắc Phi sẽ có thể quan sát rõ nhất nhật thực một phần.

Hiện tượng nhật thực đầu tiên của năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 29/3 tới đây. Theo các chuyên gia, người yêu thiên văn sẽ quan sát hiện tượng nhật thực một phần vào ngày hôm đó. Ảnh: Hector Knudsen via Getty Images.

Nhật thực một phần sẽ bắt đầu lúc 4h50 sáng 29/3 theo giờ miền Đông nước Mỹ. Vào lúc 6h47 sáng theo giờ miền Đông, phần lớn Mặt trời sẽ bị Mặt trăng che khuất. Ảnh: Getty Images.

Người yêu thiên văn ở các vùng phía đông và phía bắc Canada cũng như đông bắc của Mỹ có cơ hội tốt nhất để quan sát hiện tượng nhật thực một phần. Châu Âu sẽ chứng kiến nhật thực một phần nông hơn. Hiện tượng thiên văn thú vị này cũng sẽ có thể quan sát ở một số khu vực nhỏ thuộc vùng Caribe, châu Phi và Siberia. Ảnh: economictimes.

Trong lần nhật thực này, người dân ở Việt Nam không thể quan sát được. Ảnh: Pitris/ iStock/Getty Images Plus.

Nhật thực một phần xảy ra khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời không hoàn toàn thẳng hàng. Nhìn từ Trái đất, Mặt trăng che phủ một phần. Ảnh: PTI.

Vào thời điểm xảy ra nhật thực, Mặt trăng sẽ che phủ 93% đĩa mặt trời. Hiện tượng này sẽ xảy ra vào lúc Mặt trời mọc ở khu vực Nunavik của Canada, phía đông Vịnh Hudson ở phía bắc Quebec. Ảnh: Unsplash.

Nếu thời tiết thuận lợi thì những người quan sát gần khu vực này của lục địa Bắc Mỹ sẽ có thể nhìn thấy hiện tượng được gọi là "sừng quỷ". Ảnh: Matt Anderson Photography / Getty Images.

Khi Mặt trời mọc lên phía trên đường chân trời phía Đông, nó sẽ gần như bị Mặt trăng che phủ hoàn toàn. Phần duy nhất có thể nhìn thấy của mặt trời sẽ là một lưỡi liềm hẹp, trông giống như một cặp sừng khi nó xuất hiện. Ảnh: Juho Liukkonen / Yle.

Hiện tượng nhật thực một phần lần thứ hai của năm 2025 sẽ diễn ra vào vào ngày 21/9. Khi ấy, người dân ở New Zealand và một vùng đất thưa dân ở Nam bán cầu có thể quan sát hiện tượng thiên văn thú vị này. Ảnh: timesofindia.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh nhật thực “vòng tròn lửa” hiếm gặp trên bầu trời Bắc Mỹ.