Nóng: Đêm nay, Mặt Trăng sẽ bị tấn công bởi khối rác 3 tấn

Một khối rác vũ trụ nặng tới 3 tấn đang lao vào mặt tối của Mặt Trăng với tốc độ 9.300 km/giờ. Dự đoán nó sẽ tạo ra một miệng hố va chạm lớn.

Một khối rác vũ trụ có khả năng là mảnh vỡ từ một tên lửa của Trung Quốc trong sứ mệnh từ năm 2014, đang lao vào mặt tối của Mặt Trăng với tốc độ 9.300 km/giờ.

Một khối rác vũ trụ có khả năng là mảnh vỡ từ một tên lửa của Trung Quốc trong sứ mệnh từ năm 2014, đang lao vào mặt tối của Mặt Trăng với tốc độ 9.300 km/giờ.

Tên lửa dự kiến sẽ tạo ra một vết lõm gần đường xích đạo phía xa của Mặt Trăng tại miệng núi lửa Hertzsprung vào lúc 7h25 sáng ngày 4.3 giờ EST (7h25 tối ngày 4.3 giờ Việt Nam).

Tên lửa dự kiến sẽ tạo ra một vết lõm gần đường xích đạo phía xa của Mặt Trăng tại miệng núi lửa Hertzsprung vào lúc 7h25 sáng ngày 4.3 giờ EST (7h25 tối ngày 4.3 giờ Việt Nam).

Sự kiện này sẽ đánh dấu lần đầu tiên một thiên thể hứng chịu trực tiếp khối rác vô tình từ nền văn minh của loài người. Nó được kính thiên văn ở Arizona (Mỹ) phát hiện lần đầu tiên vào tháng 3/2015.

Sự kiện này sẽ đánh dấu lần đầu tiên một thiên thể hứng chịu trực tiếp khối rác vô tình từ nền văn minh của loài người. Nó được kính thiên văn ở Arizona (Mỹ) phát hiện lần đầu tiên vào tháng 3/2015.

Kể từ đó, nhà thiên văn học Mỹ Bill Gray - người phát triển phần mềm theo dõi tiểu hành tinh Project Pluto - đã tiếp tục để mắt đến nó. Bill Gray ban đầu tưởng mảnh vỡ này là từ một tên lửa SpaceX Falcon 9 được phóng lên vũ trụ vào tháng 2/2015.

Kể từ đó, nhà thiên văn học Mỹ Bill Gray - người phát triển phần mềm theo dõi tiểu hành tinh Project Pluto - đã tiếp tục để mắt đến nó. Bill Gray ban đầu tưởng mảnh vỡ này là từ một tên lửa SpaceX Falcon 9 được phóng lên vũ trụ vào tháng 2/2015.

Nhưng nhiều bằng chứng gần đây đã chỉ ra nó là tầng trên của một tên lửa từ sứ mệnh Chang'e 5-T1 của Trung Quốc, được phóng vào tháng 10/2014 nhằm gửi một khoang mẫu lên Mặt trăng và quay trở lại.

Nhưng nhiều bằng chứng gần đây đã chỉ ra nó là tầng trên của một tên lửa từ sứ mệnh Chang'e 5-T1 của Trung Quốc, được phóng vào tháng 10/2014 nhằm gửi một khoang mẫu lên Mặt trăng và quay trở lại.

Nhưng các quan chức Trung Quốc không tin rằng khối rác là của họ mà khẳng định rằng phần tên lửa đó đã trở lại bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy hoàn toàn.

Nhưng các quan chức Trung Quốc không tin rằng khối rác là của họ mà khẳng định rằng phần tên lửa đó đã trở lại bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy hoàn toàn.

Dù vậy, bất kể khối rác thuộc về ai, các nhà khoa học tính toán rằng nó sẽ tạo ra một miệng hố va chạm lớn trên mặt tối của Mặt Trăng, đường kính từ 10-20 m và đưa bụi mặt trăng bay hàng trăm dặm trên khắp bề mặt cằn cỗi.

Dù vậy, bất kể khối rác thuộc về ai, các nhà khoa học tính toán rằng nó sẽ tạo ra một miệng hố va chạm lớn trên mặt tối của Mặt Trăng, đường kính từ 10-20 m và đưa bụi mặt trăng bay hàng trăm dặm trên khắp bề mặt cằn cỗi.

Quan điểm của ông Gray được ủng hộ bởi tiến sĩ Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian. Ông nhấn mạnh: "Kết quả là như nhau. Nó sẽ để lại thêm một miệng hố va chạm nhỏ khác trên Mặt Trăng".

Quan điểm của ông Gray được ủng hộ bởi tiến sĩ Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian. Ông nhấn mạnh: "Kết quả là như nhau. Nó sẽ để lại thêm một miệng hố va chạm nhỏ khác trên Mặt Trăng".

Mặt Trăng vốn có bề mặt chằng chịt miệng hố va chạm bởi nó không có bầu khí quyển thực sự nên không có khả năng tự bảo vệ trước các thiên thạch và tiểu hành tinh.

Mặt Trăng vốn có bề mặt chằng chịt miệng hố va chạm bởi nó không có bầu khí quyển thực sự nên không có khả năng tự bảo vệ trước các thiên thạch và tiểu hành tinh.

Vì vụ va chạm sẽ diễn ra ở phía xa của Mặt trăng, nên không thể quan sát được. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy hố va chạm trong vài tuần hoặc vài tháng tới.

Vì vụ va chạm sẽ diễn ra ở phía xa của Mặt trăng, nên không thể quan sát được. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy hố va chạm trong vài tuần hoặc vài tháng tới.

Các vệ tinh quay quanh Mặt Trăng, chẳng hạn như Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA và tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của Ấn Độ, có thể không ở đúng vị trí để ghi lại vụ va chạm khi nó xảy ra, nhưng chúng sẽ có thể xác định miệng hố va chạm của vật thể.

Các vệ tinh quay quanh Mặt Trăng, chẳng hạn như Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA và tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của Ấn Độ, có thể không ở đúng vị trí để ghi lại vụ va chạm khi nó xảy ra, nhưng chúng sẽ có thể xác định miệng hố va chạm của vật thể.

Tác động của mảnh rác sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể nào cho Mặt trăng, ngoài việc tạo thêm một hố va chạm khác lên bề mặt vốn đã nhiều vết rỗ của nó.

Tác động của mảnh rác sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể nào cho Mặt trăng, ngoài việc tạo thêm một hố va chạm khác lên bề mặt vốn đã nhiều vết rỗ của nó.

Mời các bạn xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-dem-nay-mat-trang-se-bi-tan-cong-boi-khoi-rac-3-tan-1671076.html