Những dữ liệu từ tàu Cassini của NASA cho thấy, mặt trăng nhỏ của Sao Thổ - Enceladus có một đại dương nước phủ băng phun trào vào không gian, tạo thành một môi trường chứa gần như tất cả các yêu cầu cơ bản của sự sống trên cạn.
Các nhà khoa học đã thực hiện mô hình địa hóa để dự đoán lượng phốt pho nguyên tố tiềm năng sinh học có thể có trong đại dương Enceladus.
Việc tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống thường được gắn liền với sự hiện diện của nước lỏng. Ngoài Trái Đất, các đại dương nước cũng tồn tại trong các vùng dưới bề mặt của một số thiên thể băng giá - ví dụ như Enceladus, Europa và Titan - ở bên ngoài Hệ Mặt Trời.
Theo những căn cứ đó Enceladus, được coi là một nơi có những yếu tố phù hợp với sự sống trên Trái Đất, Mặt Trăng này có những đám mây giàu nước phun ra từ một đại dương dưới bề mặt.
"Những gì chúng tôi nghiên cứu được là những đám mây này chứa hầu hết tất cả các yêu cầu cơ bản của cuộc sống như chúng tôi biết", Tiến sĩ Christopher Glein, trưởng nhóm khoa học tại Viện Nghiên cứu Tây Nam cho biết.
"Trong khi nguyên tố phốt pho tiềm năng sinh học vẫn chưa được xác định trực tiếp, nhóm của chúng tôi đã phát hiện ra bằng chứng về sự sẵn có của nó trong đại dương bên dưới lớp vỏ băng giá của Mặt Trăng này", ông cho biết thêm.
Phốt pho ở dạng phốt phát rất quan trọng đối với tất cả sự sống trên Trái Đất. Nguyên tố này cần thiết cho việc tạo ra DNA và RNA, các phân tử mang năng lượng, màng tế bào, xương và răng ở người và động vật, và thậm chí cả hệ vi sinh vật phù du của biển.
Nghiên cứu mới của tiến sĩ Glein và các đồng nghiệp đã thực hiện mô hình động học và nhiệt động học mô phỏng địa hóa học của phốt pho dựa trên những hiểu biết từ Cassini về hệ thống đáy đại dương trên Enceladus.
Có thể coi đây là mô hình địa hóa chi tiết nhất cho đến nay về cách các khoáng chất dưới đáy biển hòa tan vào đại dương của Enceladus và dự đoán rằng các khoáng chất phốt phát sẽ hòa tan bất thường ở đó.
"Nghiên cứu mới này cho thấy sự hiện diện của phốt pho hòa tan trên Mặt Trăng thứ 6 của Sao Thổ, có thể nó đạt đến mức gần bằng hoặc thậm chí cao hơn mức trong nước biển của Trái Đất hiện đại", tiến sĩ Glein tiết lộ.
Cuối năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện thấy hơi nước bốc lên từ bề mặt Enceladus. Điều đó chứng tỏ rằng trên vệ tinh này có nước, và từ đó có thể có sự sống.
Vì thế Enceladus trở thành một địa điểm tốt để xuất hiện sự sống ngoài Trái Đất. Ngoài ra còn có giả thuyết cho rằng nguồn nước trên xuất phát từ một đại dương cực lớn dưới bề mặt Enceladus.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Thùy Dung (T.H)