Nóng: Tìm thấy 'tổ tiên bị thiếu' hoàn toàn mới của người hiện đại

Loài người mới được phát hiện chính là vị 'tổ tiên' còn thiếu trong cây gia đình của người hiện đại Homo sapiens chúng ta, từng bị nhầm lẫn với Neanderthals.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ nhân học Mirjana Roksandic từ Đại học Winnipeg (Canada) đã phát hiện một tổ tiên mới của người hiện đại sống ở châu Phi vào giai đoạn giữa thế Pleistocen (thế Canh Tân, là thế trước của kỷ Đệ Tứ mà chúng ta đang thuộc về).

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ nhân học Mirjana Roksandic từ Đại học Winnipeg (Canada) đã phát hiện một tổ tiên mới của người hiện đại sống ở châu Phi vào giai đoạn giữa thế Pleistocen (thế Canh Tân, là thế trước của kỷ Đệ Tứ mà chúng ta đang thuộc về).

Loài người mới có tên là "Homo bodoensis", được phát hiện dựa trên sự đánh giá lại các hóa thạch hiện có từ châu Phi và lục địa Á-Âu trong khoảng giai đoạn giữa thế Pleistocen.

Loài người mới có tên là "Homo bodoensis", được phát hiện dựa trên sự đánh giá lại các hóa thạch hiện có từ châu Phi và lục địa Á-Âu trong khoảng giai đoạn giữa thế Pleistocen.

Các hóa thạch này từng được gán cho loài Homo heidelbergensis hoặc loài Homo rhodesiensis, nhưng vẫn gây ra khá nhiều tranh cãi và có những nghiên cứu đưa ra quan điểm trái ngược nhau.

Các hóa thạch này từng được gán cho loài Homo heidelbergensis hoặc loài Homo rhodesiensis, nhưng vẫn gây ra khá nhiều tranh cãi và có những nghiên cứu đưa ra quan điểm trái ngược nhau.

Gần đây, bằng chứng DNA cho thấy một số hóa thạch ở châu Âu được gọi là Homo heidelbergensis thật ra là người Neanderthals thời kỳ đầu. Sự kiện tương tự được phát hiện ở hóa thạch của một số người Đông Á.

Gần đây, bằng chứng DNA cho thấy một số hóa thạch ở châu Âu được gọi là Homo heidelbergensis thật ra là người Neanderthals thời kỳ đầu. Sự kiện tương tự được phát hiện ở hóa thạch của một số người Đông Á.

Các hóa thạch không bị nhầm lẫn thì rõ ràng có sự tương đồng và luôn bị tranh cãi là Homo heidelbergensis hay Homo rhodesiensis.

Các hóa thạch không bị nhầm lẫn thì rõ ràng có sự tương đồng và luôn bị tranh cãi là Homo heidelbergensis hay Homo rhodesiensis.

Để giúp giải quyết sự nhầm lẫn này, các nhà nghiên cứu hiện đề xuất sự tồn tại của một loài mới - Homo bodoensis, được đặt tên theo hộp sọ 600.000 năm tuổi được tìm thấy ở Bodo D'ar, Ethiopia năm 1976.

Để giúp giải quyết sự nhầm lẫn này, các nhà nghiên cứu hiện đề xuất sự tồn tại của một loài mới - Homo bodoensis, được đặt tên theo hộp sọ 600.000 năm tuổi được tìm thấy ở Bodo D'ar, Ethiopia năm 1976.

Tên mới này được đặt cho nhiều hóa thạch trước đây được xác định là Homo heidelbergensis hoặc Homo rhodesiensis. Các nhà nghiên cứu cho rằng Homo bodoensis là tổ tiên trực tiếp của Homo sapiens, cùng nhau hình thành một nhánh khác của họ nhà người.

Tên mới này được đặt cho nhiều hóa thạch trước đây được xác định là Homo heidelbergensis hoặc Homo rhodesiensis. Các nhà nghiên cứu cho rằng Homo bodoensis là tổ tiên trực tiếp của Homo sapiens, cùng nhau hình thành một nhánh khác của họ nhà người.

Trong phân loại mới này, Homo bodoensis sẽ mô tả hầu hết các hóa thạch người thời Chibanian từ Châu Phi và Đông Địa Trung Hải.

Trong phân loại mới này, Homo bodoensis sẽ mô tả hầu hết các hóa thạch người thời Chibanian từ Châu Phi và Đông Địa Trung Hải.

Nhiều hóa thạch người thời Chibanian từ Châu Âu sẽ được phân loại lại thành người Neanderthal. Những cái tên Homo heidelbergensis và Homo rhodesiensis sau đó sẽ biến mất.

Nhiều hóa thạch người thời Chibanian từ Châu Âu sẽ được phân loại lại thành người Neanderthal. Những cái tên Homo heidelbergensis và Homo rhodesiensis sau đó sẽ biến mất.

Hóa thạch người thời Chibanian từ Đông Á có thể được đặt tên riêng với nhiều nghiên cứu hơn.

Hóa thạch người thời Chibanian từ Đông Á có thể được đặt tên riêng với nhiều nghiên cứu hơn.

Loài của chúng ta và các loài người từng sống cùng thời điểm như người Neanderthals và người Denisovans cũng có "họ hàng gần", đó là lý do vị tổ tiên trực tiếp này từng bị lầm lẫn với người Neanderthals vì có nhiều đặc tính giống nhau.

Loài của chúng ta và các loài người từng sống cùng thời điểm như người Neanderthals và người Denisovans cũng có "họ hàng gần", đó là lý do vị tổ tiên trực tiếp này từng bị lầm lẫn với người Neanderthals vì có nhiều đặc tính giống nhau.

Các nhà khoa học không tuyên bố sẽ viết lại quá trình tiến hóa của loài người. Thay vào đó, họ tìm cách sắp xếp sự biến đổi được thấy ở người cổ đại, theo cách có thể thảo luận về việc họ đến từ đâu và đại diện cho điều gì.

Các nhà khoa học không tuyên bố sẽ viết lại quá trình tiến hóa của loài người. Thay vào đó, họ tìm cách sắp xếp sự biến đổi được thấy ở người cổ đại, theo cách có thể thảo luận về việc họ đến từ đâu và đại diện cho điều gì.

Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-tim-thay-to-tien-bi-thieu-hoan-toan-moi-cua-nguoi-hien-dai-1616146.html