Oai lực của CHÚ ĐẠI BI

Nếu trì tụng thần chú đại bi, mà tất cả những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ý, thì thần chú này sẽ không được gọi là Đại bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành.

Tổng hợp: Liên Tịnh

1.Chú đại bi là gì?

Chú Đại bi (tiếng Phạn: महा करुणा धारनी, Mahā Karunạ̄ Dhāranī) hay Đại bi Tâm Đà La Ni (Mahā Karunạ̄-citta Dhāranī), tên gọi đầy đủ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bố Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại bi Tâm Đà La Ni Kinh Đại bi Thần Chú, còn được gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm Đại bi Chú (Sahasrabhuja Sahasranetra Avalokiteśvara Mahā Karunạ̄ Dhāranī), Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại bi Tâm Đà La Ni, Vô Ngại Đại bi Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Đà La Ni, Mãn Nguyện Đà La Ni, Tùy Tâm Tự Tại Đà La Ni, Cứu Khổ Đà La Ni, Diên Thọ Đà La Ni, Diệt Ác Thú Đà La Ni, Phá Ác Nghiệp Chướng Đà La Ni, Tốc Siêu Thập Địa Đà La Ni, là tên gọi của Thanh Cảnh Quan Âm Đại bi Chú (tiếng Phạn: नीलकण्ठ धारनी,Nīlakaṇṭha Dhāranị̄) tên gọi khác là Thanh Cảnh Đà La Ni.

Tại Bán đảo Triều Tiên thường được gọi là Thần Diệu Chương Cú Đại Đà La Ni (tiếng Triều Tiên: 신묘장구대다라니) là bài chú trong "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ tát Đại bi Tâm Đà La Ni Kinh" ("Đại bi Tâm Đà La Ni Kinh") của Phật giáo Đại thừa, có 84 câu được soạn bằng tiếng Phạn.

Ảnh: st

Ảnh: st

2.Hoàn cảnh ra đời của thần chú đại bi?

Chú đại bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ tát, Thanh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan.. cùng câu hội, tại núi Bô Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan "Như thế tôi nghe" cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.

Trong pháp hội này, Bồ tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sinh, muốn cho chúng sinh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu mà nói ra Thần Chú này.

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau: Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sinh nên đã nói ra thân chú Đại bi và khuyến khích Bồ tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sinh trong đời vị lai. Bồ tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liên chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: "Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liên sinh ra ngàn mắt ngàn tay".

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ tát mang sứ mệnh vào đời cứu khố ban vui cho tất cả chúng sinh. Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khố đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, "tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sinh"

Kinh và Thần chú đại bi sau đó đã được ngài Dà-Phạm-Đạt-Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyễn âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hòa Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt.

Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú đại bi đã được trân trọng trì tụng trong các khóa lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như : Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,...

Ảnh: st

Ảnh: st

3.Công năng và oai lực của Chú đại bi

Để hiểu rõ về công năng và oai lực của thần chú này, chúng ta nên tìm hiểu về 12 hạnh nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát.

12 đại nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm:

Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ tát (Quán Âm Bồ tát đệ nhất nguyện):
Danh hiệu tôi tự tại quán âm
Viên thông thanh tịnh căn trần
Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liên
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ tát đệ nhị nguyện):
Nguyện một lòng cứu độ chúng sinh
Luôn luôn thị hiện biến đông
Vớt người chìm đăm khi giông gió nhiều
Nam Mô Quán Thế Âm Bô Tát

Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ tát đệ tam nguyện):
Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau
Oan gia tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ tát đệ tứ nguyện):
Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm ko hề nhiều nhương
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ tát đệ ngũ nguyện):
Nước cam lô rưới mát nhân thiên
Chúng sinh điên đảo đảo điên
An vui mát mẻ ưu phiên tiêu tan
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ tát đệ lục nguyện):
Lòng từ bi thương sót chúng sinh
Hỉ xả tất cả lỗi lầm
Không còn phân biệt sơ thân mọi loài
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ tát đệ thất nguyện):
Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sinh
Cọp beo thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện chúng sinh thoát nàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bô Tát

Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ tát đệ bát nguyện):
Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ tát đệ cửu nguyện):
Giúp cho người vượt khúc lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dân (Quán Âm Bồ tát đệ thập nguyện):
Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ tát đệ đệp thập nhất nguyện)"
Cảnh tây phương tuổi thọ không lường
Chúng sinh muốn sống mien trường
Quân âm nhớ niệm tây phương mau về
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện thứ mười hai: Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ tát đệ thập nhị nguyện):
Dù thân này tan nát cũng đành
Thành tâm nỗ lực thực hành
Mưới hai câu nguyện độ sinh đời đời
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Thông điệp mà đức Quán Thế Âm mang đến cho đời chính là chất liệu của tình thương, lòng nhân ái và sự tỉnh thức tự nội để quay về với con người thật của chính mình. Nếu cuộc đời không có những chúng sinh đau khổ, không còn những tâm hồn bơ vơ thì có lẽ Bô Tát cũng không cần dùng đến nghìn tay nghìn mắt. Tâm từ, hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và một trái tim đồng cảm không chỉ có ở Đức Quán Thế Âm mà nó còn tiềm ẩn trong tim của mỗi người. Nếu một người nào đó luôn thọ trì danh hiệu hoặc quy ngưỡng về vị Bồ tát ấy mà không biết nuôi lớn hạt giống thuần thiện đó thì ước nguyện về sự giao cảm khó có thể được thành tựu.

Tất cả hạnh nguyện của Ngài đều phát sinh ở lòng đại bi. Ngài còn hiện thân giáo hóa khắp mười phương thế giới, đủ các thân hình, từ địa ngục lên đến các cung trời, từ Ta bà sang Cực Lạc, tùy trường hợp và cơ cảm khác nhau nên phương tiện của Ngài cũng vô lượng. Ngài là hiện thân của từ bi, ở đâu có chúng sinh đau khổ kêu cầu là ở đó có Ngài thị hiện.

Vậy, ở đâu có khổ tâm của chúng sinh động thì tức khắc ở đó có bi tâm của Ngài động và ảnh hưởng an vui đến các chúng sinh khác. Tục ngữ có câu "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Hay như trong kinh Đức Phật từng dạy: "cảm ứng đạo giao nan tư nghì" có nghĩa là Lòng từ của chúng ta cảm, đức từ bi của Ngài ứng, đó là quy luật rất tự nhiên và màu nhiệm.

Bồ tát Quán Thế Âm đã phát nguyện: Nếu chúng sinh nào tụng trì thần chú Đại bi mà còn bị đọa vào ba đường ác, không được sinh về các cõi Phật, không được vô lượng tam muội biện tài, Ngài thể sẽ không thành chính giác. Ngài còn nhấn mạnh: Nếu trì tụng thần chú Đại bi, mà tất cả những mong cầu trong đời hiện tại nếu không được vừa ý, thì thần chú này sẽ không được gọi là Đại bi Tâm Đà Ra Ni, ngoại trừ những kẻ mong cầu những điều bất thiện hoặc tâm không được chí thành.

Hơn thế nữa, Bồ tát còn cho biết ngay cả đối với những kẻ phạm những tội ác nghiệp nặng nề như thập ác ngũ nghịch, báng pháp, báng người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh nếu trì tụng thần chú đại bi thảy đều được tiêu trừ. Vì sao thế? Kinh Đại bi cho biết mỗi lần hành giả trì tụng thần chú này, tất cả mười phương chư Phật đều đến chứng minh, cho nên tất cả các tội chướng nhờ ân đức của chư Phật độ trì, thảy đều tiêu diệt. Oai lực lớn lao của Thần Chú đã được chính Đức Thế Tôn giảng rõ trong Kinh Đại bi Tâm Đà-Ra-Ni:

Ngài A Nan bạch Phật:Bạch Đức Thế Tôn! Chú này tên gọi là chi? Con nên thọ trì như thế nào? Đức Phật bảo: Thần chú này có những tên gọi như sau: Quảng Đại Viên Mãn Đà-Ra-Ni, Vô Ngại Đại Bì Đà-Ra-Ni, Cứu Khổ Đà-Ra-Ni, Diên Thọ Đà-Ra-Ni, Diệt Ác Thú Đà-Ra-Ni, Phá Ác Nghiệp Chướng Đà-Ra-Ni, Mãn Nguyện Đà-Ra-Ni, Tùy Tâm Tự Tại Đà-Ra-Ni, Tốc Siêu Thượng Địa Đà-Ra-Ni."

Từ lời dạy trên của Đức Phật với ngài ANan, chúng ta hiểu được những công năng chính của thần chú:

Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú đại bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn ngại nồi. Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu.

Một công năng khác của Thần chú là cứu khổ. Những lúc ta lâm cảnh hoạn nạn, đau thương, cùng khô, tuyệt vọng, bi đát nhất; những lúc mà ta thấy mình rơi vào con đường cùng, bế tắc, không còn lối thoát; hãy vững niềm tin vào Đức Bồ tát Quán Thế Âm, nhất tâm trì tụng Thần chú Đại bi, chắc chắn Ngài sẽ giúp ta những phương tiện thiện xảo, đưa ta vượt qua cảnh khổ đến nơi an lạc, hạnh phúc.

Tuy nhiên, để Thần chú phát huy được oai lực của nó, khi trì tụng ta phải tự mình quán chiếu tại sao ta lại rơi vào cảnh khổ mà người khác lại không, và tại sao Thần chú lại có công năng cứu khổ? Giáo lý của nhà Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi việc trên cõi đời này không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tất cả những đau thương bất hạnh mà ta phải gánh chịu trong kiếp sống hiện tại: gông cùm tù tội, bệnh hoạn, nghèo hèn,...là kết quả của những ác nghiệp mà ta đã gây nên từ bao kiếp trước hoặc trong kiếp này, nay đến lúc ta phải trả. Sở dĩ Thần chú Đại bi có khả năng đưa ta vượt qua khỏi cơn khổ nạn vì công năng siêu tuyệt của nó là Phá Ác Nghiệp Chướng như đã nói ở trên.

Ảnh: st

Ảnh: st

4.Nội dung Chú đại bi bản tiếng Việt, tiếng Phạn

84 câu Chú đại bi bản tiếng Việt, chia theo từng câu cho dễ đọc

Nam Mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
2. Nam Mô A Rị Da
3. Bà Lô Yết Đê Thước Bát Ra Da
4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da
5. Ma Ha Tát Đóa Bà Da
6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da
7. Án
8. Tát Bản Ra Phạt Duệ
9. Số Đát Na Đát Tỏa
10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đóa Y Mông A Rị Da
11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà
12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì
13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế
14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng
15. A Thệ Dựng
16. Tát Bà Tát Đa (Na Ma Bà Tát Đa) Na Ma Bà Già
17. Ma Phạt Đạt Đậu 18. Đát Điệt Tha
19. Án A Bà Lô Hê
20. Lô Ca Đế
21. Ca Ra Đề
22. Di Hê Rị
23. Ma Ha Bô Đề Tát Đỏa
24. Tất Bà Tát Bà
25. Ma Ra Ma Ra
26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng
27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông
28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế
29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế
30. Đà Ra Đà Ra
31. Địa Rị Ni
32. Thất Phật Ra Da
33. Giá Ra Giá Ra
34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra
35. Mục Đế Lệ
36. Y Hê Y Hê
37. Thất Na Thất Na

38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi

39. Phạt Sa Phạt Sâm

40. Phật Ra Xá Da

41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra

42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị

43. Ta Ra Ta Ra

44. Tất Rị Tất Rị

45. Tô Rõ Tô Rô

46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ

47. Bô Đà Dạ Bô Đà Dạ

48. Di Đế Rị Dạ

49. Na Ra Cẩn Trì

50. Địa Rị Sắc Ni Na

51. Ba Dạ Ma Na

52. Ta Bà Ha

53. Tất Đà Dạ

54. Ta Bà Ha

55. Ma Ha Tất Đà Dạ

56. Ta Bà Ha
57. Tất Đà Du Nghệ
58. Thất Bàn Ra Dạ
59. Ta Bà Ha
. 60. Na Ra Cấn Trì
61. Ta Bà Ha
62. Ma Ra Na Ra
63. Ta Bà Ha
64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da
65. Ta Bà Ha
66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ
67. Ta Bà Ha
68. Giá Kiết Ra A Tất Đà Dạ
69. Ta Bà Ha
70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ
71. Ta Bà Ha
72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Dà Ra Dạ
73. Ta Bà Ha
74. Ma Bà Lợi Thằng Yết Ra Dạ
75. Ta Bà Ha
76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da
77. Nam Mô A Rị Da
78. Bà Lô Yết Đế
79. Thước Bàn Ra Dạ
80. Ta Bà Ha
81. Án Tất Điện Đô
82. Mạn Đà Ra
83. Bạt Đà Dạ
84. Ta Bà Ha ( Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng).

Chú đại bi bản tiếng Phạn

Tổng hợp: Liên Tịnh

Nguồn tham khảo

1.Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%BA_%C4%91%E1%BA%A1i_bi

2.Phatgiao.org: https://phatgiao.org.vn/hanh-nguyen-cua-bo-tat-quan-the-am-d39602.html

3.Giacngo.vn: https://giacngo.vn/chu-dai-bi-va-kinh-tu-bi-post41877.html

4.chuahuong.org: https://chuahuong.org.vn/hanh-nguyen-cua-bo-tat-quan-the-am/

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/oai-luc-cua-chu-dai-bi.html