Oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc đáng gờm, Ấn Độ lấy gì đối phó?

Là loại máy bay ném bom duy nhất của Không quân Trung Quốc hiện nay, máy bay H-6 dù không được đánh giá cao, nhưng những loại vũ khí mà nó mang theo, thực sự là mối đe dọa cho phía Ấn Độ; vậy Ấn Độ có gì để 'trị' H-6 khi loại máy bay này áp sát biên giới?

Trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang tiếp diễn, những hình ảnh mới do Chiến khu Tây của quân đội Trung Quốc (PLA) công bố cho thấy, một số máy bay ném bom H-6 của nước này đã được triển khai tới gần khu vực tranh chấp Ladakh. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang tiếp diễn, những hình ảnh mới do Chiến khu Tây của quân đội Trung Quốc (PLA) công bố cho thấy, một số máy bay ném bom H-6 của nước này đã được triển khai tới gần khu vực tranh chấp Ladakh. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Theo tạp chí Military Watch của Mỹ, Trung Quốc hiện đang triển khai hơn 270 oanh tạc cơ H-6 trên khắp lãnh thổ nước này, phần lớn trong số đó bố trí gần bờ biển phía đông Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom H-6H của Trung Quốc tại căn cứ được cho là ở Tây Tạng - Nguồn: Weibo.

Theo tạp chí Military Watch của Mỹ, Trung Quốc hiện đang triển khai hơn 270 oanh tạc cơ H-6 trên khắp lãnh thổ nước này, phần lớn trong số đó bố trí gần bờ biển phía đông Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom H-6H của Trung Quốc tại căn cứ được cho là ở Tây Tạng - Nguồn: Weibo.

Đây được xem là một trong những lực lượng máy bay ném bom lớn nhất thế giới; đáng lưu ý là dù H-6 không được đánh giá cao như những loại máy bay ném bom của Mỹ hay Nga, nhưng phần lớn số H-6 đều mới được chế tạo trong một số năm gần đây. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Đây được xem là một trong những lực lượng máy bay ném bom lớn nhất thế giới; đáng lưu ý là dù H-6 không được đánh giá cao như những loại máy bay ném bom của Mỹ hay Nga, nhưng phần lớn số H-6 đều mới được chế tạo trong một số năm gần đây. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Trong bối cảnh cả 2 phía đều không có nhiều căn cứ không quân gần khu vực tranh chấp Ladakh, thì việc Trung Quốc sơ hữu máy bay ném bom H-6 sẽ giúp Không quân Trung Quốc có được năng lực tấn công các căn cứ của Ấn Độ từ tầm xa, và đây có thể trở thành nhân tố thay đổi cục diện trên không, mang lại cho PLA ưu thế đường không lớn. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Trong bối cảnh cả 2 phía đều không có nhiều căn cứ không quân gần khu vực tranh chấp Ladakh, thì việc Trung Quốc sơ hữu máy bay ném bom H-6 sẽ giúp Không quân Trung Quốc có được năng lực tấn công các căn cứ của Ấn Độ từ tầm xa, và đây có thể trở thành nhân tố thay đổi cục diện trên không, mang lại cho PLA ưu thế đường không lớn. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

H-6 có khả năng mang phóng nhiều loại tên lửa hành trình tầm xa; do đó hỏa lực đáng gờm của nó có thể mang lại cho PLA lợi thế lớn trong trường hợp nổ ra giao tranh với Ấn Độ tại vùng Ladakh. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

H-6 có khả năng mang phóng nhiều loại tên lửa hành trình tầm xa; do đó hỏa lực đáng gờm của nó có thể mang lại cho PLA lợi thế lớn trong trường hợp nổ ra giao tranh với Ấn Độ tại vùng Ladakh. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Đáng chú ý nhất là loại tên lửa hành trình CJ-20, được trang bị trên H-6 có tầm bắn 2.000km và mang đầu đạn nặng 500kg. Một loại khác nhẹ hơn là tên lửa YJ-63, với tầm bắn chỉ bằng 1/10 CJ-20. Tuy nhiên, do YJ-63 nhẹ hơn, nên H-6 có thể mang theo loại tên lửa này với số lượng lớn hơn. Ảnh: Tên lửa hành trình CJ-20 - Nguồn: Wikipedia.

Đáng chú ý nhất là loại tên lửa hành trình CJ-20, được trang bị trên H-6 có tầm bắn 2.000km và mang đầu đạn nặng 500kg. Một loại khác nhẹ hơn là tên lửa YJ-63, với tầm bắn chỉ bằng 1/10 CJ-20. Tuy nhiên, do YJ-63 nhẹ hơn, nên H-6 có thể mang theo loại tên lửa này với số lượng lớn hơn. Ảnh: Tên lửa hành trình CJ-20 - Nguồn: Wikipedia.

Độ chính xác và khả năng cơ động cao đang khiến tên lửa CJ-20 trên máy bay ném bom H-6 Trung Quốc trở thành mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa hành trình CJ-20 - Nguồn: Wikipedia.

Độ chính xác và khả năng cơ động cao đang khiến tên lửa CJ-20 trên máy bay ném bom H-6 Trung Quốc trở thành mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa hành trình CJ-20 - Nguồn: Wikipedia.

Như vậy hỏa lực đáng kể của máy bay ném bom H-6 với các loại tên lửa hành trình, có thể mang lại cho PLA một lợi thế lớn trong trường hợp đụng độ trong tương lai ở khu vực Ladakh trên biên giới Trung-Ấn. Ảnh: Tên lửa hành trình CJ-20 - Nguồn: Wikipedia.

Như vậy hỏa lực đáng kể của máy bay ném bom H-6 với các loại tên lửa hành trình, có thể mang lại cho PLA một lợi thế lớn trong trường hợp đụng độ trong tương lai ở khu vực Ladakh trên biên giới Trung-Ấn. Ảnh: Tên lửa hành trình CJ-20 - Nguồn: Wikipedia.

Để đối phó với máy bay ném bom H-6 trong tình huống xung đột xảy ra, hiện phía Ấn Độ đã cho triển khai nhiều giải pháp; trong đó giải pháp lâu dài, có tính căn cơ đó là đưa các hệ thống phòng không S-400 triển khai tới khu vực Ladakh, ngay sau khi chúng được chuyển giao từ Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 - Nguồn: Wikipedia.

Để đối phó với máy bay ném bom H-6 trong tình huống xung đột xảy ra, hiện phía Ấn Độ đã cho triển khai nhiều giải pháp; trong đó giải pháp lâu dài, có tính căn cơ đó là đưa các hệ thống phòng không S-400 triển khai tới khu vực Ladakh, ngay sau khi chúng được chuyển giao từ Nga. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 - Nguồn: Wikipedia.

Với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400, Ấn Độ có thể yên tâm khi với việc đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, cũng như máy bay ném bom ở tầm xa. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 - Nguồn: Wikipedia.

Với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400, Ấn Độ có thể yên tâm khi với việc đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, cũng như máy bay ném bom ở tầm xa. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 - Nguồn: Wikipedia.

Giải pháp trước mắt là Ấn Độ có thể triển khai tên lửa không đối không K-100, từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI; loại tên lửa K-100 này có tầm bắn ước tính khoảng 300-400km, và được tối ưu hóa tốt để phục vụ mục tiêu tiêu diệt các máy bay ném bom cận âm. Ảnh: Tên lửa tầm xa K-100 - Nguồn: Maks Sukhoi.

Giải pháp trước mắt là Ấn Độ có thể triển khai tên lửa không đối không K-100, từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI; loại tên lửa K-100 này có tầm bắn ước tính khoảng 300-400km, và được tối ưu hóa tốt để phục vụ mục tiêu tiêu diệt các máy bay ném bom cận âm. Ảnh: Tên lửa tầm xa K-100 - Nguồn: Maks Sukhoi.

Về giải pháp lâu dài, là Ấn Độ mua thêm các tiêm kích MiG-35, Su-35 và nhất là Su-57 để hiện đại hóa lực lượng không quân. Ấn Độ và Nga cũng đang hợp tác phát triển một loại tên lửa phóng từ trên không có tốc độ cao hơn và tầm bắn xa hơn để thay thế tên lửa K-100; đây sẽ là mối đe dọa trực tiếp với máy bay H-6. Ảnh: Máy bay Su-57 sẽ là mối đe dọa nguy hiểm với H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Về giải pháp lâu dài, là Ấn Độ mua thêm các tiêm kích MiG-35, Su-35 và nhất là Su-57 để hiện đại hóa lực lượng không quân. Ấn Độ và Nga cũng đang hợp tác phát triển một loại tên lửa phóng từ trên không có tốc độ cao hơn và tầm bắn xa hơn để thay thế tên lửa K-100; đây sẽ là mối đe dọa trực tiếp với máy bay H-6. Ảnh: Máy bay Su-57 sẽ là mối đe dọa nguy hiểm với H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Thậm chí theo một số chuyên gia phân tích quân sự chuyên nghiên cứu về Ấn Độ dự đoán, trong tình hình căng thẳng Ấn-Trung kéo dài, rất có khả năng mua các máy bay ném bom hiện đại từ Nga, cụ thể là loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M, để phá vỡ ưu thế máy bay ném bom với Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M - Nguồn: Wikipedia.

Thậm chí theo một số chuyên gia phân tích quân sự chuyên nghiên cứu về Ấn Độ dự đoán, trong tình hình căng thẳng Ấn-Trung kéo dài, rất có khả năng mua các máy bay ném bom hiện đại từ Nga, cụ thể là loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M, để phá vỡ ưu thế máy bay ném bom với Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M - Nguồn: Wikipedia.

Trong thời điểm hiện nay, Trung Quốc đang nắm giữ lợi thế về khả năng không chiến và tấn công trong khu vực, khi Ấn Độ thiếu phương án đối phó hiệu quả với các loại máy bay chiến đấu hạng nặng và máy bay ném bom mà PLA triển khai gần biên giới. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Trong thời điểm hiện nay, Trung Quốc đang nắm giữ lợi thế về khả năng không chiến và tấn công trong khu vực, khi Ấn Độ thiếu phương án đối phó hiệu quả với các loại máy bay chiến đấu hạng nặng và máy bay ném bom mà PLA triển khai gần biên giới. Ảnh: Máy bay ném bom H-6 - Nguồn: Wikipedia.

Nhưng điều này có thể nhanh chóng thay đổi, khi Ấn Độ sở hữu những vũ khí có tính năng tiến tiến hơn như các giải pháp đã trình bày ở trên; với những vũ khí hiện đại của Ấn Độ, sẽ tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối H-6 của Trung Quốc ngay trong tương lai gần. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 sẽ được Ấn Độ triển khai tại biên giới Trung-Ấn, ngay sau khi nhận được từ Nga. Nguồn: TASS

Nhưng điều này có thể nhanh chóng thay đổi, khi Ấn Độ sở hữu những vũ khí có tính năng tiến tiến hơn như các giải pháp đã trình bày ở trên; với những vũ khí hiện đại của Ấn Độ, sẽ tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối H-6 của Trung Quốc ngay trong tương lai gần. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 sẽ được Ấn Độ triển khai tại biên giới Trung-Ấn, ngay sau khi nhận được từ Nga. Nguồn: TASS

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/oanh-tac-co-h-6-trung-quoc-dang-gom-an-do-lay-gi-doi-pho-1434397.html