OPEC+ giảm nguồn cung dầu: Thách thức và triển vọng

OPEC+ đã đưa cam kết cắt giảm tự nguyện sản lượng dầu thêm một lần nữa. Đây là một chiến lược đầy tham vọng nhằm ổn định thị trường trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn.

Ả Rập Xê-út đã thuyết phục được một số nước khai thác dầu của OPEC+ cùng tham gia cắt giảm nguồn cung dầu một cách tự nguyện. Nga là nước thực hiện nước đi đầu tiên, với thông báo cắt giảm sản lượng trong quý đầu tiên của năm 2024. Theo họ, đây là một quyết định nhằm tái cân bằng thị trường trong bối cảnh phải đối mặt với giá giảm và dư thừa khai thác. Quyết định được đưa ra sau nhiều vòng đàm phán căng thẳng, phản ánh những thách thức đang diễn ra trong lĩnh vực dầu mỏ.

Tác động đến thị trường

Bất chấp những thông báo này, giá dầu Brent vẫn giảm, cho thấy phản ứng yếu từ thị trường. Tình trạng này nêu bật cán cân bằng mong manh mà OPEC+ phải đối mặt, giữa việc ổn định giá cả và đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Các chuyên gia trong ngành, như ông Clay Seigle của Rapidan Energy Group, kêu gọi chú ý đến những kỳ vọng cao từ phía thị trường và phản ứng không đầy đủ từ OPEC+.

Bên cạnh quyết định cắt giảm của Ả Rập Xê-út và Nga, còn có những hạn chế mới với mức giảm sâu 700.000 thùng/ngày. Theo giới chuyên gia nói, đây có thể là những cam kết đầy ý nghĩa, nhưng lại được đặt trong bối cảnh thị trường dầu mỏ đang phải đối mặt với muôn vàn thách thức lớn hơn, bao gồm khai thác thừa và nhu cầu giảm vì kinh tế xảy ra nhiều biến động.

Những thách thức đối với các nước châu Phi

Các thành viên châu Phi của OPEC đang lo ngại về tác động của những quyết định này đối với nền kinh tế của họ. Ví dụ, bản thân Angola, một thành viên OPEC+, cũng bày tỏ bất bình. Điều này chứng tỏ có xảy ra căng thẳng trong nội bộ tổ chức. Mối quan hệ phức tạp giữa các thành viên châu Phi và OPEC+ nêu bật tính địa chính trị và kinh tế gắn liền với quyết định khai thác dầu.

Triển vọng và các bước tiếp theo

Cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo của OPEC+ dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2024 tại Vienna. Cho đến lúc đó, các thành viên OPEC+ cần phải tìm cách tự điều hướng trong bối cảnh kinh tế và chính trị đầy biến động, đồng thời tìm cách duy trì cân bằng giữa lợi ích quốc gia và nhu cầu thị trường toàn cầu. Khả năng thích ứng và ứng phó hiệu quả với những thách thức trong tương lai của tập đoàn sẽ có ảnh hưởng rất quan trọng đến vai trò và vị thế của tập đoàn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/opec-giam-nguon-cung-dau-thach-thuc-va-trien-vong-700989.html