PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ 3 tác hại khi lạm dụng thuốc bổ và cách nhận biết

Chứng kiến đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ, PGS Nguyễn Lân Hiếu đã chỉ ra 3 tác hại khi lạm dụng thuốc bổ và cách phân biệt thuốc bổ với thuốc điều trị.

Trên tài khoản cá nhân, PGS.TS Nguyễn LânHiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh BìnhDương vừa chia sẻ về việc kê đơn thuốc, trong đó có rất nhiều loại thuốc bổ.

Cụ thể, trong bài viết, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết: “Ngày17/7, tôi gặp một cụ bà gần 80 tuổi cầm trên tay đơn thuốc vơíchẩn đoán "Cơn sụp đổ". Xin khoan bàn về việc chẩn đoán vì đây chỉ làmột triệu chứng của hội chứng hiếm gặp trên lâm sàng: hội chứng "cướp"máu động mạch dưới đòn. Xác định bệnh nguyên cần có nhiều thăm dò phức tạp nhưsiêu âm Doppler màu, chụp CT Scanner đa dãy thậm chí có khi còn cần thông timvà chụp buồng tim.

Tôi chỉ xin bàn về những thuốc bổ được kê trong đơn. Trongđơn có 4 loại thuốc bổ cho nhiều bộ phận của cơ thể: Bổ gan, bổ thần kinh,khoáng chất...

Chúng ta vẫn có thói quen thuốc bổ là không nguy hại nhưng thựctế có hại”.

Bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu thu hút nhiều lượt tương tác của cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình)

Bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu thu hút nhiều lượt tương tác của cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình)

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ ra, thứ nhất, tác hại ngay trước mắtđó là "túi tiền" của những người nghèo. Bốn loại thuốc trên chắc chắnđắt hơn 2 loại thuốc tăng tuần hoàn não được kê "xen kẽ" trong đơn làCavinton và Memoril.

Thứ hai, bệnh nhân uống nhiều thuốc làm tăng nguy cơ tác dụngphụ và phản ứng chéo giữa các thành phần với nhau.

Thứ ba, quá nhiều viên thuốc người bệnh có nguy cơ lẫn giưãthuốc bổ và thuốc điều trị thật sự dẫn đến quên thuốc, bỏ thuốc.

“Chính vì vậy, bản thân tôi nếu bệnh thực sự cần (kể cả vấn đềtâm lý) tôi thường chỉ kê tối đa 1 loại và sẽ chọn loại không đắt tiền và rấtthông dụng như Vitamin 3B, Panangin, Tanakan...”, vị chuyên gia viết.

Lạm dụng thuốc bổ dẫn đến nhiều nguy hại (Ảnh minh họa)

Lạm dụng thuốc bổ dẫn đến nhiều nguy hại (Ảnh minh họa)

Để phân biệt thuốc chữa bệnh và thuốc bổ, thực phẩm chức năng,PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu cho biết, thuốc bổ thường không có hàm lượng (mg, đơn vị,...) còn thuốc chữa bệnh chắc chắn phải có hàm lượng.

Ngoài ra, hộp thuốc bổ thường thiết kế bắt mắt, viên thuốcmàu sắc xanh đỏ tím vàng... nhưng lại không có hàm lượng in trên viên thuốc.

“Trên thế giới, các thuốc bổ không cần kê đơn có thể mua đượcở siêu thị. Tại Việt Nam, loại thuốc này không giới hạn quảng cáo ở mọi phươngtiện thông tin truyền thông, các nhà thuốc khuyên bệnh nhân uống không cần khámbệnh chẩn đoán và người dân truyền tai nhau uống thành những phong trào.

Việc lạm dụng thuốc đã được nhiều cảnh báo nhưng xu hướngkhông giảm. Sức người có hạn nhiều lúc tôi cũng tặc lưỡi nhưng thú thật cứ nhìnnhững đơn như vậy lại không dằn mình được”, PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.

Thúy Ngà

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/pgs-ts-nguyen-lan-hieu-chi-3-tac-hai-khi-lam-dung-thuoc-bo-va-cach-nhan-biet-d200228.html