Phân bón công nghệ nâng hiệu quả mùa lúa An Giang

Với công nghệ polyphosphate (siêu lân hữu hiệu) tân tiến, NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam Bộ bởi hiệu quả nâng cao rõ rệt.

Với công nghệ polyphosphate (siêu lân hữu hiệu) tân tiến, NPK Cà Mau của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam Bộ bởi hiệu quả nâng cao rõ rệt.

An Giang, thành công đã được đúc kết nhân rộng tại Hội thảo giải pháp dinh dưỡng ngày 16/05/2023.

Tham gia chương trình có ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, bà Huỳnh Đào Nguyên - Giám đốc Trung Tâm khuyến Nông tỉnh An Giang, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - Giảng viên Ưu tú - Chuyên gia nông nghiệp. Đại diện PVCFC có TS Lê Hoàng Kiệt - Trưởng Ban Dự án Phát triển Sản phẩm mới và Giải pháp DVNN. Ngoài ra có khoảng 200 nông dân An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và các khu vực lân cận và các đại lý phân phối đến tiếp nhận thông tin hữu ích.

Sở ban ngành địa phương về thăm và đánh giá hiệu quả mô hình

Sở ban ngành địa phương về thăm và đánh giá hiệu quả mô hình

NPK Cà Mau thuyết phục hoàn toàn nhà nông ở chuỗi giá trị “Năng suất cao – giảm chi phí – tăng lợi nhuận”, sát thực với nhu cầu và giải quyết khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Bằng công nghệ polyphosphate, từng hạt phân bón dinh dưỡng cao thấm đều vào đất, phân giải chậm mà không kết tủa. Cây lúa cũng có thể hấp thu dần các nguyên tố như canxi, magie, vi lượng theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển.

Tại hội thảo nông dân đặt ra nhiều vấn đề gặp phải trong quá trình canh tác để chuyên gia giải đáp

Tại hội thảo nông dân đặt ra nhiều vấn đề gặp phải trong quá trình canh tác để chuyên gia giải đáp

Cẩn thận quan sát và ghi nhận thay đổi, nhà nông Nguyễn Đức Huy (Châu Thành, An Giang) chia sẻ: “Cây lúa tiến triển rõ rệt từ từ bộ rễ đến lá lúa, từ mạ non đến trổ đòng kết hạt. Còn về hiệu quả so với cách làm cũ, tui thấy năng suất tăng 200kg/ha, lời hơn 1.005.000đồng/ha mà bản thân cũng đỡ nhọc công hơn.”

Theo hướng dẫn, ông Huy dùng công nghệ Drone. Lượng phân bón được rãi đều mặt ruộng nên tránh hao hụt đáng kể, giảm chi phí vật tư mà còn có lợi cho môi trường. Cây khỏe, đề kháng tốt, ít tốn thêm chi phí thuốc bảo vệ thực vật nữa.

Phân bón Cà Mau tổ chức các buổi tổng kết chia sẻ kiến thức canh tác

Phân bón Cà Mau tổ chức các buổi tổng kết chia sẻ kiến thức canh tác

Nhà nông Nguyễn Ngọc Thuần cũng là nhân tố điển hình khi biết chọn giải pháp dinh dưỡng tân tiến, đặc biệt là NPK Cà Mau với công nghệ “siêu lân hữu hiệu”. Cả 2 vụ Thu Đông – Đông Xuân, ruộng lúa nhà ông đều phát triển tốt hơn. Lá đứng xanh bền, rễ mập và dài, hạt vô chắc đều đến kỳ thu hoạch vẫn không ngã rạp. Mô hình trình diễn 2 vụ (Thu Đông 2022 và Đông Xuân 2022 – 2023), trung bình cho năng suất 4,7 tấn/ha và 7,3 tấn/ha (cao hơn ruộng đối chứng từ 1,2 – 1,3 tấn/ha). Lợi nhuận cũng khá hơn lần lượt là 2,1 triệu đồng/ha và 7,7 triệu đồng/ha.

Gần 200 nông dân Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ về tham gia hội thảo

Gần 200 nông dân Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ về tham gia hội thảo

Ở góc độ chuyên môn, anh Phan Thành Tâm, Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đánh giá cao và khuyến nghị nhà nông dùng NPK Cà Mau để đảm bảo hiệu quả ổn định, lâu dài. Đây là giải pháp giúp ứng phó các vấn đề khó hiện nay như khí hậu nóng dần, giá vật tư cao, giá nông sản bấp bênh…

Anh Tâm chia sẻ thêm, dù phương pháp Drone chi phí có nhỉnh hơn chút nhưng bù lại giảm chi phí bón, cây ít bệnh, khỏe bền suốt kỳ, bớt tiền thuốc trừ sâu nên giảm hơn 400.000đồng/ha.

Nhìn chung so với ruộng đối chứng, năng suất tăng từ 600 kg/ha tương đương 8,4%, lợi nhuận tăng 4.435.000 đồng/ha tương đương 29,09%. Kết quả thực tiễn do chính bà con kiểm tra chứng thực nên theo các chuyên gia, đây sẽ là động lực để nhân rộng mô hình đến nhiều hộ nông hơn, mang kỳ vọng mới cho cây lúa An Giang và vùng miền khác nữa.

PV

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/phan-bon-cong-nghe-nang-hieu-qua-mua-lua-an-giang-254347.html