Pháo đài hiếm hoi nguyên vẹn trong lòng đất liên quan tới Vạn Lý Trường Thành
Bên trong pháo đài này có rất nhiều cổ vật, tượng bằng đất nung có giá trị lịch sử rất lớn.
Theo trang Sohu đưa tin, vào tháng 4 năm 2020, cư dân của một ngôi làng ở sa mạc Maowusu ở Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc dự định đào đất làm đường, nhưng bất ngờ phát hiện thấy một số tác phẩm điêu khắc bằng đất sét và gạch dưới lòng suối.
Sau đó, họ đã báo cho Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây và các nhà chức trách nhanh chóng có mặt để tiến hành khai quật. Cuối cùng, họ đã khai quật được "Di tích pháo đài Qingping" của Vạn Lý Trường Thành từ thời nhà Minh.
Theo Vu Xuân Lôi, một nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học, pháo đài Qingping dài khoảng 600m, rộng 300m, có 3 cổng hình chữ nhật, cách Vạn Lý Trường Thành gần đó khoảng 10km.
Ngọc Lâm từng là nơi trọng yếu trong triều đại nhà Tần. Trong hàng ngàn năm, nơi đây đã là một địa điểm chiến lược quan trọng. Sông Wude là phòng tuyến ác liệt nhất thời cổ đại.
Vào thời nhà Minh, thị trấn Ngọc Lâm được thành lập, trở thành 1 trong 9 thị trấn quan trọng vào thời điểm đó. 36 tiểu đoàn được thành lập cư trú trên đường đi, và một tuyến phòng thủ được xây dựng trên Vạn Lý Trường Thành.
Trong số 36 pháo đài được lập ra, chỉ có pháo đài Qingpingbị cát vùi lấp hoàn toàn sau khi bị bỏ hoang vào thời Khang Hy, nên nó được bảo tồn nguyên vẹn và trở thành nơi thuộc Vạn Lý Trường Thành hiếm hoi ở Trung Quốc giữ nguyên dáng vẻ như ban đầu.
Vu Xuân Lôi suy đoán rằng, pháo đài Qingping đã bị chôn vùi trong sa mạc ngay sau khi nó bị bỏ hoang, có rất ít người trong khu vực này thực hiện các hoạt động quy mô lớn, hầu hết chủ yếu là nông nghiệp và chăn thả gia súc.
Vì vậy, pháo đài Qingping được bảo vệ tương đối tốt. Bố cục và các di tích về cơ bản không bị hư hại. Đây là pháo đài hiếm hoi của Vạn Lý Trường Thành thuộc triều đại nhà Minh ở phía bắc Thiểm Tây còn giữ được hình dáng ban đầu của nó.
Khi khai quật ở pháo đài Qingping, các nhà khảo cổ học phát hiện sân ở phía nam rộng hơn, người ta cũng tìm thấy sảnh chính và phòng ngủ, mặc dù nóc nhà đã sập gần hết nhưng các bức tường vẫn được bảo quản tốt.
Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây cũng đã tiến hành khảo sát và khoan ở pháo đài Qingping và tìm thấy một số lượng lớn bức tượng bằng đất nung. Trong số đó, một di tích xây dựng quy mô lớn đã được tìm thấy ở phía đông của "Cung điện Xianying". Theo những gì ghi trên bia mộ, địa điểm này có thể là trung tâm của thị trấn trước đây.
Từ tháng 5 năm 2021, các nhà khảo cổ học đã dọn dẹp tàn tích, họ đã dọn dẹp và phát hiện thêm đường hầm có chiều dài từ đông sang tây khoảng 12m, chiều cao còn lại khoảng 3m. Tòa nhà trên đỉnh móng đã bị phá hủy và sụp đổ, việc phát hiện ra tòa nhà này có lợi ích rất lớn trong việc tìm hiểu bố cục cấu trúc tổng thể của pháo đài Qingping.
"Mọi người đều biết rằng Vạn Lý Trường Thành rất dài, phân bố ở 404 thành phố, thuộc 10 tỉnh. Tổng chiều dài của bức tường còn lại là 21.196,18km. Vạn Lý Trường Thành nằm trong nhiều môi trường khác nhau và điều kiện bảo tồn rất khó khăn. Cần phải nói rằng, trong 5 năm qua, chúng tôi đã thực hiện việc bảo vệ Vạn Lý Trường Thành rất tốt”, Vu Xuân Lôi nói thêm.