Phát hiện dấu tích lạ dưới Đại Tây Dương: Của người ngoài hành tinh?

Các nhà thám hiểm của tàu Okeanos Explorer, thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) mới đây đã phát hiện những chiếc lỗ bí ẩn dưới đáy biển dọc sống núi giữa Đại Tây Dương (Mid-Atlantic Ridge).

Trong chuyến thám hiểm của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) nhằm thu thập dữ liệu về các vùng nước sâu chưa được khám phá ở Đại Tây Dương, các nhà khoa học đã phát hiện một loạt các dấu tích lạ.

Trong chuyến thám hiểm của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) nhằm thu thập dữ liệu về các vùng nước sâu chưa được khám phá ở Đại Tây Dương, các nhà khoa học đã phát hiện một loạt các dấu tích lạ.

Các lỗ thủng bí ẩn này được bố trí "thẳng hàng một cách hoàn hảo" ở độ sâu khoảng 2,6 km dưới đáy biển, và họ không thể lý giải được ai hay thứ gì đã tạo ra chúng.

Các lỗ thủng bí ẩn này được bố trí "thẳng hàng một cách hoàn hảo" ở độ sâu khoảng 2,6 km dưới đáy biển, và họ không thể lý giải được ai hay thứ gì đã tạo ra chúng.

Những bức ảnh cho thấy các lỗ bí ẩn được sắp xếp theo một đường thẳng và cách đều nhau. Đặc điểm đáng chú ý khác của những lỗ bí ẩn này là chúng dường như có những trầm tích nhỏ bao quanh, cho thấy chúng được đào lên.

Những bức ảnh cho thấy các lỗ bí ẩn được sắp xếp theo một đường thẳng và cách đều nhau. Đặc điểm đáng chú ý khác của những lỗ bí ẩn này là chúng dường như có những trầm tích nhỏ bao quanh, cho thấy chúng được đào lên.

Khoảng cách giữa các lỗ thủng khá tương đồng. Cùng với nhau, chúng tạo thành một đường thẳng giống như ai đó "dùng một que nhọn rồi đâm xuống bãi cát nhiều lần".

Khoảng cách giữa các lỗ thủng khá tương đồng. Cùng với nhau, chúng tạo thành một đường thẳng giống như ai đó "dùng một que nhọn rồi đâm xuống bãi cát nhiều lần".

Tuy nhiên đây lại là một gò đá trầm tích chứ không phải bề mặt có thể dễ dàng xuyên thủng, khiến việc hình thành nên chúng trở thành một đề tài được tranh luận gay gắt.

Tuy nhiên đây lại là một gò đá trầm tích chứ không phải bề mặt có thể dễ dàng xuyên thủng, khiến việc hình thành nên chúng trở thành một đề tài được tranh luận gay gắt.

"Nguồn gốc của những lỗ thủng này vẫn còn là một bí ẩn. Mặc dù chúng trông giống như được con người tạo ra, nhưng toàn bộ khu vực trầm tích xung quanh tạo cảm giác như chúng vừa được khai quật bởi ... thứ gì đó", các nhà nghiên cứu viết trên trang của NOAA.

"Nguồn gốc của những lỗ thủng này vẫn còn là một bí ẩn. Mặc dù chúng trông giống như được con người tạo ra, nhưng toàn bộ khu vực trầm tích xung quanh tạo cảm giác như chúng vừa được khai quật bởi ... thứ gì đó", các nhà nghiên cứu viết trên trang của NOAA.

Bài chia sẻ của NOAA thu hút sự chú ý của cư dân mạng với nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng các lỗ giống như vết do dụng cụ đánh cá gây ra, hoặc do một vết nứt ẩn dưới đáy biển hoặc một đoạn ống bị chôn vùi. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng thủ phạm là do sinh vật đào hang hoặc bơi lội đã để lại những dấu vết nhỏ.

Bài chia sẻ của NOAA thu hút sự chú ý của cư dân mạng với nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng các lỗ giống như vết do dụng cụ đánh cá gây ra, hoặc do một vết nứt ẩn dưới đáy biển hoặc một đoạn ống bị chôn vùi. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng thủ phạm là do sinh vật đào hang hoặc bơi lội đã để lại những dấu vết nhỏ.

Bên cạnh đó, có một số bình luận "huyền bí" như đó là một chiếc bánh quy giòn thực sự lớn và kiến biển là thủ phạm, hay đùa rằng đó có thể do người ngoài hành tinh.

Bên cạnh đó, có một số bình luận "huyền bí" như đó là một chiếc bánh quy giòn thực sự lớn và kiến biển là thủ phạm, hay đùa rằng đó có thể do người ngoài hành tinh.

Đây không phải là lần đầu tiên người ta phát hiện ra các lỗ hổng trong khu vực. Trước đó, hai nhà khoa học hàng hải thuộc Cơ quan cá biển Mỹ cũng phát hiện ra những lỗ rỗng bí ẩn dưới đáy đại dương trong một lần lặn vào năm 2004.

Đây không phải là lần đầu tiên người ta phát hiện ra các lỗ hổng trong khu vực. Trước đó, hai nhà khoa học hàng hải thuộc Cơ quan cá biển Mỹ cũng phát hiện ra những lỗ rỗng bí ẩn dưới đáy đại dương trong một lần lặn vào năm 2004.

Khi ấy, các nhà khoa học đã đề xuất rằng một loài sinh vật sống dưới đáy biển đã tạo ra những lỗ hổng này. Họ cũng không loại trừ khả năng lớp đá trầm tích do tác động của thiên nhiên, đã tạo thành các lỗ, hay thậm chí do một nền văn minh nào đó không đến từ Trái Đất.

Khi ấy, các nhà khoa học đã đề xuất rằng một loài sinh vật sống dưới đáy biển đã tạo ra những lỗ hổng này. Họ cũng không loại trừ khả năng lớp đá trầm tích do tác động của thiên nhiên, đã tạo thành các lỗ, hay thậm chí do một nền văn minh nào đó không đến từ Trái Đất.

Mặc dù có nhiều giả thuyết được đưa ra, song vẫn chưa ai có thể khẳng định về nguồn gốc chính xác của chúng. Bí ẩn chưa được giải đáp gợi nhớ đến "con đường gạch vàng" dưới nước mà các nhà thám hiểm đại dương đã phát hiện trên đỉnh ngọn núi dưới nước gần Hawaii.

Mặc dù có nhiều giả thuyết được đưa ra, song vẫn chưa ai có thể khẳng định về nguồn gốc chính xác của chúng. Bí ẩn chưa được giải đáp gợi nhớ đến "con đường gạch vàng" dưới nước mà các nhà thám hiểm đại dương đã phát hiện trên đỉnh ngọn núi dưới nước gần Hawaii.

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-dau-tich-la-duoi-dai-tay-duong-cua-nguoi-ngoai-hanh-tinh-1731618.html