Phát hiện khó tin bức tượng Phật 1.900 tuổi ở Ai Cập

Được phát hiện tại thành phố cảng cổ đại Berenike của Ai Cập, bức tượng Phật có niên đại 1.900 năm tuổi được các chuyên gia suy đoán nhiều khả năng thuộc về một người di cư đến từ Nam Á.

Trong cuộc khai quật tại thành phố cảng cổ đại Berenike ở Ai Cập, các nhà khảo cổ đã phát hiện một bức tượng Phật có niên đại 1.900 năm tuổi.

Trong cuộc khai quật tại thành phố cảng cổ đại Berenike ở Ai Cập, các nhà khảo cổ đã phát hiện một bức tượng Phật có niên đại 1.900 năm tuổi.

Theo giáo sư lịch sử Steven Sidebotham ở Đại học Delaware, đồng giám đốc dự án Berenike, bức tượng Phật có chiều cao 71 cm, tạc hình Đức Phật đang đứng và cầm vạt áo ở tay trái.

Theo giáo sư lịch sử Steven Sidebotham ở Đại học Delaware, đồng giám đốc dự án Berenike, bức tượng Phật có chiều cao 71 cm, tạc hình Đức Phật đang đứng và cầm vạt áo ở tay trái.

Sau lưng Đức Phật có một vầng hào quang. Bức tượng được tạo ra trong bối cảnh đế quốc La Mã kiểm soát Ai Cập. Khi ấy, Ai Cập và Ấn Độ có nhiều hoạt động thông thương trong thời kỳ đó.

Sau lưng Đức Phật có một vầng hào quang. Bức tượng được tạo ra trong bối cảnh đế quốc La Mã kiểm soát Ai Cập. Khi ấy, Ai Cập và Ấn Độ có nhiều hoạt động thông thương trong thời kỳ đó.

Tàu thuyền của Ấn Độ thường chở ngà voi, hạt tiêu, vải vóc và một số mặt hàng khác đến Ai Cập.

Tàu thuyền của Ấn Độ thường chở ngà voi, hạt tiêu, vải vóc và một số mặt hàng khác đến Ai Cập.

Bức tượng Phật có niên đại vào khoảng năm 90 - 140 mô tả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống ở Nam Á cách đây khoảng 2.550 năm. Ngài vốn xuất thân là thái tử nhưng sau đó đã từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để tu đạo.

Bức tượng Phật có niên đại vào khoảng năm 90 - 140 mô tả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống ở Nam Á cách đây khoảng 2.550 năm. Ngài vốn xuất thân là thái tử nhưng sau đó đã từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để tu đạo.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bức tượng Phật tìm thấy ở Berenike có thể thuộc về một người di cư đến từ Nam Á. Người này có thể đã sống ở Berenike và tạo ra bức tượng trên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bức tượng Phật tìm thấy ở Berenike có thể thuộc về một người di cư đến từ Nam Á. Người này có thể đã sống ở Berenike và tạo ra bức tượng trên.

Mặc dù dòng chữ khắc bằng tiếng Phạn đã bị hư hại nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng chúng được tạo ra trong thời kỳ thống trị của hoàng đế La Mã Marcus Julius Philippus trị vì từ năm 244 - 249.

Mặc dù dòng chữ khắc bằng tiếng Phạn đã bị hư hại nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng chúng được tạo ra trong thời kỳ thống trị của hoàng đế La Mã Marcus Julius Philippus trị vì từ năm 244 - 249.

Theo Richard Salomon - giáo sư danh dự về tiếng Phạn tại Đại học Washington ở Seattle, chữ khắc bằng tiếng Phạn và phát hiện bức tượng Phật mới đây cho thấy có một cộng đồng thương nhân Ai Cập định cư ở Ai Cập cổ đại thay vì đi ngang qua để buôn bán. Các ghi chép lịch sử cũng cho thấy có người Ấn Độ sống ở Alexandria.

Theo Richard Salomon - giáo sư danh dự về tiếng Phạn tại Đại học Washington ở Seattle, chữ khắc bằng tiếng Phạn và phát hiện bức tượng Phật mới đây cho thấy có một cộng đồng thương nhân Ai Cập định cư ở Ai Cập cổ đại thay vì đi ngang qua để buôn bán. Các ghi chép lịch sử cũng cho thấy có người Ấn Độ sống ở Alexandria.

Mời độc giả xem video:Tượng phật Việt Nam vào top ảnh du lịch đẹp nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-kho-tin-buc-tuong-phat-1900-tuoi-o-ai-cap-1851835.html