Phát hiện khủng long lưng gù ăn thịt mới ở châu Âu
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy hóa thạch của loài khủng long lưng gù ăn thịt – được đặt tên là Concavenator corcovatus – tại một khu vực gần thành phố Cuenca ở miền tây của Tây Ban Nha.
Những kết quả phân tích cho thấy loài khủng long mới này chiều dài cơ thể khoảng 6m, cao gần 2m và trong lượng vào khoảng 4,5 tấn.
Tiến sĩ Francisco Ortega, giáo sư chuyên nghiên cứu hóa thạch của trường đại học quốc gia Tây Ban Nha, cho biết bộ xương mà nhóm nghiên cứu của ông phát hiện là loài hoàn toàn mới của nhóm khủng long ăn thịt carcharodontosaurid. Đây cũng được coi là hóa thạch khủng long nguyên nguyên vẹn nhất được khai quật tại châu Âu.
Theo các nghiên cứu khoa học, loài khủng long ăn thịt được cho là sống tại phía năm đường xích đạo. Vì thế, phát hiện mới này của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy sự tiến hóa đa dạng cũng như khả năng thích nghi với môi trường sống khác nhau của loài khủng long ăn thịt.
Giáo sư Francisco Ortega cũng cho biết loài khủng long Concavenator corcovatus, chưa từng phát hiện trước đây, có hai đặc điểm rất dễ nhận biết là có một cái bướu ở trên lưng giống như loài lạc đà và có rất nhiều lông vũ ở hai chân trước giống như lông cách của các loài chim.
“Loài Carcharodontosaurs được cho là loài khủng long ăn thịt lớn nhất và lịch sử tiến hóa của loài này dương như phức tạp hơn chúng ta nghĩ trước đây. Loài khủng long lưng gù mà chúng tôi vừa phát hiện có thể là một nhánh tiến hóa của loài Carcharodontosaurs”, giáo sư Francisco Ortega nhận định.
Nhóm nghiên cứu cho biết loài khủng long lưng gù Concavenator corcovatus có thể là sự kết hợp giữa loài khủng long ăn thịt và một loài khủng long biết bay. Được biết, thức ăn của loài khủng long lưng gù này là các loài bò sát và các loài khủng long nhỏ hơn chúng.