Phát hiện ra kháng thể 'vô hiệu hóa' virus SARS-CoV-2
Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Pittsburgh (Mỹ) đã phân lập được 'phân tử sinh học nhỏ nhất' có thể 'vô hiệu hóa hoàn toàn và đặc biệt' vi rút gây ra COVID-19.
Thành phần kháng thể nhỏ hơn 10 lần so với kháng thể kích thước đầy đủ và đã được sử dụng để tạo ra thuốc Ab8, được chia sẻ trong báo cáo do các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell ngày 14/9. Thuốc được coi là một phương pháp phòng ngừa tiềm năng chống lại SARS-CoV-2.
Theo báo cáo, loại thuốc này đã có “hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và điều trị” nhiễm trùng SARS-CoV-2 ở chuột và chuột đồng trong các cuộc thử nghiệm. Thuốc cũng được báo cáo là không liên kết với tế bào người, điều này cho thấy nó sẽ không có tác dụng phụ tiêu cực ở người.
Xianglei Liu của Đại học Y khoa Pittsburgh, đồng tác giả nghiên cứu, hy vọng. “Ab8 không chỉ có tiềm năng là liệu pháp điều trị COVID-19 mà còn có thể được sử dụng để giúp mọi người không bị nhiễm trùng SARS-CoV-2”, Còn đồng tác giả John Mellors, trưởng Bộ phận các bệnh truyền nhiễm tại Pitt và UPMC cho biết: “Các kháng thể có kích thước lớn hơn đã hoạt động chống lại các bệnh truyền nhiễm khác và được dung nạp tốt, cho chúng tôi hy vọng rằng nó có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị COVID-19 và để bảo vệ những người chưa từng bị nhiễm trùng và chưa được miễn dịch.”
Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm ra những cách sử dụng thuốc phù hợp, có thể được hít hoặc thông qua tiêm bề ngoài, thay vì tiêm tĩnh mạch.
Theo báo cáo, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Chi nhánh Đại học Texas về Biodefense và Các bệnh mới nổi và Phòng thí nghiệm Quốc gia Galveston đã thử nghiệm Ab8 và phát hiện nó ngăn chặn vi rút xâm nhập vào tế bào. Trong các thử nghiệm trên chuột, những con được điều trị bằng Ab8 có lượng vi rút lây nhiễm ít hơn 10 lần so với những con không được điều trị.