Phát huy truyền thống gương mẫu đi đầu, xây dựng Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại'

Trong niềm phấn khởi và tự hào kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) - một sự kiện trọng đại và vinh quang trong lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã chia sẻ với Báo Lao động Thủ đô về những thành tựu đạt được của thành phố Hà Nội trong chặng đường 70 năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm xây dựng Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại', xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Mốc son chói lọi trong lịch sử ngàn năm hào hùng

Phóng viên: Thưa đồng chí, 70 năm qua, mỗi dịp tháng Mười lịch sử, Hà Nội lại ngập tràn cảm xúc hào hùng của Ngày giải phóng Thủ đô. Xin đồng chỉ chia sẻ cảm xúc của mình về sự kiện lịch sử trọng đại và vinh quang này?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến:

Hòa cũng không khi phấn khởi, tự hào của người dân Hà Nội và cả nước, tôi cũng có cảm giác như được sống lại không khí hào hùng của những ngày đón chào đoàn quân chiến thắng trùng trùng tiến về giải phóng Thủ đô năm xưa.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.

Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, có “thế rồng cuộn hổ ngồi”, “tiện hướng nhìn sông dựa núi”, hàng ngàn năm trước đã được ông cha ta chọn là nơi định đô để tính kế lâu dài, mưu toan nghiệp lớn, từ kinh đô Cổ Loa của nhà nước Âu Lạc cách đây hơn 2000 năm, đến kinh đô Thăng Long của nhà nước Đại Việt hơn 1000 năm trước, và ngày nay là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Là trái tim cả nước, Hà Nội luôn hòa chung nhịp đập, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến bao đoàn quân chiến thắng trở về, anh dũng vươn lên sau mỗi lần bị tàn phá... Hà Nội đã thành nơi lắng hồn núi sông, ngàn năm văn hiến, nơi kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, nơi hội tụ và tỏa sáng của tỉnh thần yêu nước, yêu hòa bình, xây nền độc lập, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên.

Cách đây 70 năm, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ và anh dũng của quân và dân ta, đặc biệt là tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã thất bại toàn diện, buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Bắc. Đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ Thành phố. Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính Thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân chia làm nhiều cánh lớn, tiến về Hà Nội. Trung đoàn Thủ đô có vinh dự giương cao ngọn cờ “Quyết chiến, quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân. 20 vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui ngập tràn đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 15 giờ chiều, hàng vạn nhân dân và các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thành phố trang nghiêm dự Lễ chào cờ tại sân vận động Cột Cờ. Cả Hà Nội bừng bừng câu hát tiến quân ca, rạo rực niềm vui giải phóng, tràn ngập niềm tin, biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu. Kể từ thời điểm đó, Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sạch bóng quân thù, cùng cả nước bước sang trang sử mới.

Niềm tự hào, vinh quang ấy thuộc về nhân dân Việt Nam anh hùng, trong đó quân dân Thủ đô Hà Nội là lực lượng trực tiếp kháng chiến trong lòng địch ở một chiến trường đặc biệt, tại trung tâm đầu não của chế độ thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đần “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến”, Đảng bộ, quân dân Thủ đô đã bền gan trong đấu tranh, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, anh dũng chiến đấu và chiến thắng vẻ vang, cùng ca khúc khải hoàn trong ngày Giải phóng Thủ đô, tràn đầy niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng của Thủ đô và đất nước.

Luôn xứng đáng là trái tim của cả nước

Phóng viên: Nghĩ về Hà Nội, ai cũng cảm nhận được Thành phố đổi thay từng ngày, nhất là những năm gần đây. Đồng chí có thể cho biết những thành tựu nổi bật của Thủ đô Hà Nội trong chặng đường 70 năm qua?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến:

Trong những ngày đầu tiên trở về Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng bộ và nhân dân Thủ đô: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Thực hiện lời Bác dạy, 70 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực không ngừng để bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đất nước tạm thời bị chia cắt. Hà Nội thường xuyên bị giặc tập trung đánh phá ác liệt, song người dân Thủ đô ở những thời khắc cam go nhất đã nỗ lực vượt qua bao khó khăn, vượt lên mọi đau thương mất mát, thi đua lao động sản xuất, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, dốc sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam với phương châm “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Tự hào hơn nữa, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, bằng bản lĩnh và tài trí Việt Nam, quân dân Hà Nội cùng các quân binh chủng và các địa phương phối hợp, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12/1972) vang dội thế giới, buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27/1/1973). Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, thu non sông về một mối.

Đất nước thống nhất, Hà Nội cùng nhân dân cả nước nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh, do đất nước bị bao vây cấm vận.... Trước những thử thách ngặt nghèo đó, quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đ đổi mới của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhờ đó đã khơi dậy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các thành phần kinh tế, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của nhân dân, giúp Thủ đô không ngừng đạt được những thành tựu quan trọng, tiếp tục phát triển đi lên. Từ một thành phố có quy mô dân số, kinh tế nhỏ bé, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, vị thế ngày càng được nâng cao, vai trò trung tâm lớn của đất nước được khẳng định về mọi mặt.

Đặc biệt, ngày 1/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đã hợp nhất vào thành phố Hà Nội. Công cuộc mở rộng Thủ đô đã chứng minh tính đúng đắn của một quyết sách chiến lược mang tầm thời đại, giúp Hà Nội khai thác các giá trị, nguồn lực to lớn để phát triển mạnh mẽ lên một tầm vóc mới, với thế và lực mới. Gần 20 năm qua, Thủ đô Hà Nội tiếp tục gương mẫu đi đầu trên mọi “mặt trận”, đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của cả nước.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng ở mức khá, đạt 10,73% (2006-2010); 9,23% (2011-2015); 7,39% (2016-2020). Mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích và 8,5% dân số cả nước, nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và gần 20% về thu ngân sách. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, phù hợp yêu cầu phát triển bền vững. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, do các yếu tố chủ yếu như: Dịch bệnh, thiên tai, tình hình thế giới diễn biến khó lường... song Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã thể hiện rõ tình thần gương mẫu, đi đầu, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Kinh tế luôn duy trì đà tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của Hà Nội tăng 6,0%.

Phát huy hào khí tháng Mười, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô quyết tâm xây dựng Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại.

Phát huy hào khí tháng Mười, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô quyết tâm xây dựng Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại.

Diện mạo Thủ đô cũng có nhiều khởi sắc, nhiều công trình, dự án kinh tế, xã hội quy mô lớn, hiện đại được hoàn thành và đưa vào khai thác, như: Cầu Nhật Tân cùng đường Võ Nguyên Giáp; Đường Vành đai 1; đường 5 kéo dài; đường Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3; tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội; cầu vượt nút giao Phạm Ngọc Thạch; đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài... Quy trình, quy chuẩn quản lý đô thị ngày càng hiện đại, hướng tới xây dựng đô thị thông minh. Công tác phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn được quan tâm và luôn dẫn đầu cả nước; Thành phố đã có 18/18 huyện, thị xã nông thôn mới; 382/382 xã nông thôn mới; 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Cùng với đó, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện; Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 151,1 triệu đồng/người/năm. Các lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,... phát triển mạnh mẽ. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt kết quả quan trọng. An ninh quốc phòng vững chắc, bảo đảm hòa bình, giữ vững ổn định chính trị, nhân dân được sống trong sự yên bình. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc quốc tế ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu; uy tín, vị thể của Thủ đô không ngừng được nâng cao, xứng đáng là trung tâm ngoại giao của đất nước. Hà Nội đang có quan hệ, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô của các nước; trong đó có ký thỏa thuận hợp tác với hơn 60 thủ đô, thành phố trên thế giới; quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Với những tiềm năng, sức mạnh tinh thần, vật chất to lớn, truyền thống hào hùng và phẩm chất cao đẹp, Hà Nội đã làm nên những chiến công hiển hách và thành tựu vang dội, được nhân dân cả nước tin yêu, được bạn bè thế giới ngợi ca là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Hà Nội là nguồn cảm hứng bất tận cho văn chương, nghệ thuật, là “niềm tin yêu hy vọng”, “ngôi sao mai rạng rỡ”.... Hà Nội đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh 4 lần gửi thư khen, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương “Hà Nội lập công to xứng đáng là Thủ đô anh hùng của cả nước”; được Nhà nước 3 lần tặng thưởng Huân chương Sao Vàng; tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”...

Phóng viên: Những thành tựu to lớn ấy cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Thủ đô. Trong đó, tổ chức Công đoàn và đội ngũ CNVCLĐ Thành phố có đóng góp như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến:

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 250 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, với trên 2,7 triệu lao động; trong đó có 9.360 nghìn Công đoàn cơ sở với 700.400 đoàn viên Công đoàn làm việc, sinh sống.

Tổ chức Công đoàn Thủ đô đã bám sát nhiệm vụ chính trị, làm tốt chức năng cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, từ đó xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, hái hỏa trong doanh nghiệp, góp phần phát triển sản xuất bền vững; đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, vận động đội ngũ CNVCLĐ phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân, luôn đi đầu trong thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Thành phố.

Có thể khẳng định, trong những kết quả chung của Thành phố có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ CNVCLĐ, nhất là lực lượng công nhân lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội. CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến, được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng. Qua rèn đức, luyện tài, hàng ngàn CNLĐ trực tiếp đã trở thành “Công nhân giỏi” điển hình tiên tiến các cấp. Đây chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và thành phố Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ “then chốt”

Phóng viên: Để Thủ đô tiếp tục phát triển ngang tầm với những đòi hỏi của thời đại, theo đồng chí cần phải lưu tâm những vấn đề nào?

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến:

Trong quá trình phát triển, Hà Nội luôn nhớ lời căn dặn của Bác Hồ, rằng Thủ đô phải gương mẫu đi đầu cả nước trong các phong trào thi đua, thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Phát triển nông nghiệp gắn với nông thôn mới luôn được Thành phố quan tâm. Riêng về xây dựng nông thôn mới, Hà Nội dẫn đầu cả nước.

Phát triển nông nghiệp gắn với nông thôn mới luôn được Thành phố quan tâm. Riêng về xây dựng nông thôn mới, Hà Nội dẫn đầu cả nước.

Thủ đô Hà Nội trước hết là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa, tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam; có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là điểm tựa quan trọng trong việc ổn định chính trị, bảo vệ an ninh đất nước và xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Do đó, định hướng trong tương lai, Hà Nội phải phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, an toàn và hạnh phúc của nhân dân. Trong đó, Thành phố xác định cần thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; coi đây là nhiệm vụ “then chốt’, bảo đảm cho mọi thành công của các lĩnh vực khác.

Nhìn lại chặng đường đã qua, vui mừng trước những thành tựu và tiến bộ đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội cũng luôn băn khoăn, trăn trở về những việc chưa làm được như ý muốn. Trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của đất nước và nhân dân, để hoàn thành nhiệm vụ vinh quang và trọng trách nặng nề, Đảng bộ Hà Nội tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; tỉnh gương mẫu, trách nhiệm, bản lĩnh của cán bộ, công chức, người lao động trong thực thi công vụ; hết lòng chăm lo đời sống nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân trong các công việc của Thành phố.

Những năm gần đây, Thành phố đã triển khai bài bản, khoa học nhiều nhiệm vụ quan trọng có tỉnh chiến lược, quyết định đến sự phát triển bền vững của Thủ đô trước mắt và tương lai. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi); xem xét cho ý kiến đối với 2 Quy hoạch (gồm: Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065) và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt trong thời gian tới, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Cùng với đó, Thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mục tiêu hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027...; tiếp tục triển khai Nghị quyết của Thành ủy v triển công nghiệp văn hóa, Nghị quyết về y về phát triển chuyển đổi số và xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch đầu tư về 3 mục tiêu cải tạo, nâng cấp, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, y tế và tu bổ di tích lịch sử giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, đề án cải tạo lại chung cư cũ; đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công, đề án phân cấp, ủy quyền…

Trong niềm phấn khởi và tự hào hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Thành ủy mong muốn các cấp Công đoàn và đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, hăng say lao động sản xuất, thi đua hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp sức cùng Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân Hà Nội xây dựng Thủ đô thân yêu của chúng ta ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Công (thực hiện)

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/phat-huy-truyen-thong-guong-mau-di-dau-xay-dung-thu-do-van-hien-van-minh-hien-dai-178760.html