Phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Hoa trên địa bàn tỉnh An Giang
Ngành VHTTDL An Giang đã chủ động trong công tác triển khai, tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, phát triển văn hóa, phong trào thể dục, thể thao và phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
An Giang là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng cộng cư sinh sống, chiếm khoảng 5,14% dân số toàn tỉnh, trong đó ba dân tộc chiếm đa số là dân tộc Khmer, Chăm, Hoa. Dân tộc Hoa trong tỉnh có 14.089 người, chiếm tỷ lệ 0,63% tổng dân số toàn tỉnh. Họ làm nhiều nghề khác nhau, như: buôn bán tạp hóa, tiệm thuốc Bắc, kinh doanh dịch vụ ăn uống, tiểu thủ công nghiệp,… Tuy nhiên, nghề đặc thù của người Hoa là buôn bán, nên phần đông họ tập trung sinh sống ở thành thị nhiều hơn nông thôn, nhất là TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc và TX Tân Châu. Đời sống kinh tế của người Hoa ngày càng phát triển. Trình độ dân trí của người Hoa ngày càng được nâng lên.
Hiện nay, phong cách sống của Người Hoa còn bảo lưu đậm đà truyền thống tập trung trong các hội tương tế. Người Hoa ở An Giang cũng như các nơi khác đều có các điểm tương đồng từ lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng, nghề nghiệp và đặc trưng truyền thống. Song, mỗi nhóm người Hoa lại có nét riêng trong sinh hoạt, phong tục, tín ngưỡng, độc đáo hơn hết là người Hoa An Giang rất quan tâm đến thuận phong thủy và bói toán trong xây dựng nhà cửa, mở cửa hàng làm ăn và trong quan, hôn, tang tế… góp phần đa dạng vào nền văn hóa của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung.
Đồng bào người Hoa ở An Giang phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Cùng với đồng bào các dân tộc ở địa phương, đồng bào Hoa đã tích cực tham gia các hoạt động chính trị chào mừng các ngày lễ lớn bằng các loại hình hoạt động mang tính tuyên truyền khối đại đoàn kết dân tộc; tham gia vận động tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần đầu tư trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế - xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo ở địa phương; cứu trợ lũ lụt và các chương trình vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tham gia đóng góp vào các văn kiện pháp quy của Đảng và hà nước... Bên cạnh đó, nhiều khu vực có đồng bào Người Hoa làm ăn sinh sống còn tích cực hưởng ứng các phong trào như ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, phòng chống ma túy – HIV/AIDS, hiến máu nhân 2 đạo, học bổng, Quỹ đền ơn đáp nghĩa… tạo nên nhiều hình tượng tươi đẹp trong cuộc sống.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến các địa phương, trong thời gian qua, Ngành VHTTDL đã chủ động trong công tác triển khai, tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, phát triển văn hóa, phong trào thể dục, thể thao và phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trong đó có dân tộc Hoa, đạt hiểu quả tích cực. Trong những năm qua, triển khai thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác người Hoa trên địa bàn tỉnh đã được chỉ đạo triển khai kịp thời, quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần đáp ứng được nhu cầu chính đáng của đồng bào người Hoa, tinh thần đại đoàn kết được thể hiện một cách sâu rộng.
Việc tổ chức, phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo, phối hợp giữa các sở, ngành và các đoàn thể đã được triển khai thực hiện với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ, công chức viên chức, người lao động và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Riêng trên lĩnh vực VHTTDL, ngành đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư cho các địa phương có dân tộc thiểu số, nên đời sống văn hóa trong người dân được cải thiện nâng lên.
Hằng năm vào các ngày lễ hội, tết cổ truyền, các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, của tỉnh hay các ngày lễ, tết của đồng bào các dân tộc, Sở văn hóa, thể thao và Du lịch An Giang phối hợp các ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao vui tươi, lành mạnh. Đại bộ phận người Hoa tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động, nhiều mặt phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc được bà con người Hoa đồng lòng hưởng ứng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Hoa nói riêng, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW của Ban Bí thư đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức tư tưởng tình cảm và cuộc sống của đông đảo người Hoa; đời sống vật chất, tinh thần của người Hoa ngày càng được cải thiện, nâng lên, hoạt động văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng phong phú…vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, vừa đoàn kết hòa nhập, gắn bó cộng đồng dân tộc ở khu dân cư.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được người dân tộc Hoa hưởng ứng. Các tập quán tiến bộ trong đời sống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào dân 6 tộc Hoa được tôn trọng và được duy trì, phát huy song song với việc xây dựng và nâng cao nhận thức đúng đắn nhằm đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan... Đồng bào dân tộc Hoa trong tỉnh thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do địa phương và tỉnh tổ chức.
Các chính sách hỗ trợ, quan tâm thăm hỏi của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Hoa nói riêng đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần người Hoa, góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó của cộng đồng các dân tộc; đồng bào dân tộc Hoa yên tâm làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường hoạt động công tác xã hội, hưởng ứng tích cực tham gia phòng trào thi đua yêu nước, các hoạt động tại địa bàn dân cư; góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tỉnh được duy trì ổn định.
Bên cạnh đó, Sở VHTTDL cũng đã có chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện và giám sát có hiệu quả, kịp thời các chủ trương, chiến lược, các văn bản phát triển Ngành; gắn bó với địa phương nắm bắt tình hình thực tế trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ các dịp lễ hội, tết cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật được duy trì và phát triển, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh vào các dịp lễ, tết truyền thống của đồng bào dân tộc, những sự kiện quan trọng của cả nước và tỉnh. Kịp thời tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng ở các địa bàn cơ sở trong tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức của người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.