Phát triển vùng trồng dược liệu quý cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chuỗi giá trị

Theo điều tra về nguồn gen dược liệu, Việt Nam có 5.117 loài, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, là kho tàng vô giá tạo ra các sản phẩm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền…

Điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển trồng dược liệu quý trở thành một ngành kinh tế không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP.

Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội.

Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thực hiện theo 2 hình thức gồm: Chuỗi liên kết 4 nhà: Nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số) – doanh nghiệp – nhà quản lý – nhà khoa học – nhà bank (trong đó doanh nghiêp là trung tâm của chuỗi liên kết); chuỗi giá trị: Bảo tồn nguồn gen – nhân giống – trồng trọt – chế biến, sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Để thực hiện hiệu quả chương trình này, Đảng và Nhà nước đã có chương trình hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu. Lần đầu tiên, sâm và dược liệu quý nhận được sự quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước với mức hỗ trợ, đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.

Mô hình trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: namtramy.quangnam.gov.vn.

Mô hình trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: namtramy.quangnam.gov.vn.

Theo điều tra về nguồn gen dược liệu, Việt Nam có 5.117 loài, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sản phẩm chăm sóc bảo vệ sức khỏe từ dược liệu, hóa mỹ phẩm từ dược liệu…

Tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở nước ta hàng năm ước tính 100.000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028...

Trong đó, sâm và dược liệu quý được xác định là đối tượng có nhiều tiềm năng và lợi thế của các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Chính phủ lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tạo sinh kế và tăng thu nhập ổn định, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. Nguồn thu từ ngành trồng dược liệu góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/phat-trien-vung-trong-duoc-lieu-quy-cho-nguoi-dan-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-theo-chuoi-gia-tri-169231029213339195.htm