Phiêu cùng màn múa rối 'Cô đôi thượng ngàn'

Đêm nhạc hội Thanh niên công nhân – Lan tỏa năng lượng tích cực năm 2025 đậm đầy sắc màu văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đông đảo khán giả đã cùng lắc lư, phiêu cùng 'diễn viên' Rối múa 'Cô đôi thượng ngàn'.

Trong khuôn khổ Ngày hội Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực năm 2025 diễn ra tại Bắc Giang (tối 11/5) đã diễn ra Đêm nhạc hội “Lan tỏa năng lượng tích cực” với nhiều tiết mục đậm nét sắc màu văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Ảnh: Xuân Tùng

Trong khuôn khổ Ngày hội Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực năm 2025 diễn ra tại Bắc Giang (tối 11/5) đã diễn ra Đêm nhạc hội “Lan tỏa năng lượng tích cực” với nhiều tiết mục đậm nét sắc màu văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Ảnh: Xuân Tùng

Xuất hiện trên sân khấu với bạn diễn đặc biệt là con rối, Nghệ sĩ ưu tú Trần Quý Quốc đã trình diễn tiết mục "Cô đôi thượng ngàn". Giai điệu, ca từ của bài chầu văn "Cô đôi thượng ngàn" và những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng của "diễn viên" rối đã lôi cuốn, hấp dẫn khán giả cùng "phiêu". Ảnh: Xuân Tùng

Xuất hiện trên sân khấu với bạn diễn đặc biệt là con rối, Nghệ sĩ ưu tú Trần Quý Quốc đã trình diễn tiết mục "Cô đôi thượng ngàn". Giai điệu, ca từ của bài chầu văn "Cô đôi thượng ngàn" và những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng của "diễn viên" rối đã lôi cuốn, hấp dẫn khán giả cùng "phiêu". Ảnh: Xuân Tùng

Trích đoạn tiết mục múa rối "Cô đôi thượng ngàn" của NSƯT Trần Quý Quốc tại sân khấu dành cho thanh niên công nhân. Clip: Xuân Tùng

Chia sẻ với Tiền Phong, NSƯT Trần Quý Quốc – Nhà hát Múa rối Thăng Long cho biết, ý tưởng dàn dựng, biểu diễn múa rối “Cô đôi thượng ngàn” xuất phát từ những lần xem biểu diễn hầu đồng và thấy giai điệu, lời văn, vũ đạo rất cuốn hút. Đặc biệt, khi UNESCO công nhận Nghi lễ hầu đồng – nghệ thuật truyền thống văn hóa của Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, càng trở thành động lực để tôi tìm tòi, nghiên cứu chuyển thể, dàn dựng thành múa rối. "Múa rối có nhiều thể loại, riêng rối cạn thì có rối que, rối dây, rối điều khiển ngang… và mỗi loại lại đặc điểm, cách thể hiện khác nhau. Sau thời gian tìm tòi, anh đã quyết định sử dụng thể loại múa rối điều khiển ngang để dàn dựng tiết mục Cô đôi thượng ngàn”, anh Quốc nói. Ảnh: Xuân Tùng

Chia sẻ với Tiền Phong, NSƯT Trần Quý Quốc – Nhà hát Múa rối Thăng Long cho biết, ý tưởng dàn dựng, biểu diễn múa rối “Cô đôi thượng ngàn” xuất phát từ những lần xem biểu diễn hầu đồng và thấy giai điệu, lời văn, vũ đạo rất cuốn hút. Đặc biệt, khi UNESCO công nhận Nghi lễ hầu đồng – nghệ thuật truyền thống văn hóa của Việt Nam, là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, càng trở thành động lực để tôi tìm tòi, nghiên cứu chuyển thể, dàn dựng thành múa rối. "Múa rối có nhiều thể loại, riêng rối cạn thì có rối que, rối dây, rối điều khiển ngang… và mỗi loại lại đặc điểm, cách thể hiện khác nhau. Sau thời gian tìm tòi, anh đã quyết định sử dụng thể loại múa rối điều khiển ngang để dàn dựng tiết mục Cô đôi thượng ngàn”, anh Quốc nói. Ảnh: Xuân Tùng

“Kỹ thuật múa rối điều khiển ngang sử dụng trong tiết mục Cô đôi thượng ngàn khá khó, các động tay cử động của con rối, từ chân tay, thân và đầu đều phải đúng nhịp. Những động tác như xoay vòng, lắc giật múa quạt của rối, đòi hỏi người điều khiển phải tập luyện kỹ càng, nhuần nhuyễn. Có những động tác tay người điều khiển không làm được, nhưng tay rối làm được và ngược lại, đòi hỏi người và rối phải có sự luyện tập, kết hợp nhuần nhuyễn”, anh Quốc nói. Ảnh: Xuân Tùng

“Kỹ thuật múa rối điều khiển ngang sử dụng trong tiết mục Cô đôi thượng ngàn khá khó, các động tay cử động của con rối, từ chân tay, thân và đầu đều phải đúng nhịp. Những động tác như xoay vòng, lắc giật múa quạt của rối, đòi hỏi người điều khiển phải tập luyện kỹ càng, nhuần nhuyễn. Có những động tác tay người điều khiển không làm được, nhưng tay rối làm được và ngược lại, đòi hỏi người và rối phải có sự luyện tập, kết hợp nhuần nhuyễn”, anh Quốc nói. Ảnh: Xuân Tùng

NSƯT Quý Quốc cho biết, trước tiết mục “Cô đôi thượng ngàn”, anh đã chuyển thể trích đoạn “Xã trưởng mẹ Đốp”, “Phù thủy sợ ma” trong nghệ thuật Chèo thành múa rối. Đến nay anh đã biểu diễn múa rối thể hiện tiểu phẩm, trích đoạn của nghệ thuật chèo, hầu đồng trên nhiều sân khấu. Riêng múa rối “Cô đôi thượng ngàn” đã vượt sóng đến với quân dân huyện đảo Trường Sa và lần này đến với khán giả là thanh niên công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ảnh: Xuân Tùng

NSƯT Quý Quốc cho biết, trước tiết mục “Cô đôi thượng ngàn”, anh đã chuyển thể trích đoạn “Xã trưởng mẹ Đốp”, “Phù thủy sợ ma” trong nghệ thuật Chèo thành múa rối. Đến nay anh đã biểu diễn múa rối thể hiện tiểu phẩm, trích đoạn của nghệ thuật chèo, hầu đồng trên nhiều sân khấu. Riêng múa rối “Cô đôi thượng ngàn” đã vượt sóng đến với quân dân huyện đảo Trường Sa và lần này đến với khán giả là thanh niên công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ảnh: Xuân Tùng

“Mỗi lần biểu diễn trên sân khấu là một lần có cảm xúc riêng, nhưng đều có chung niềm mong muốn được giới thiệu nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Tôi mong các bạn trẻ hiện nay bên cạnh tiếp thu văn hóa hiện đại sẽ không ngừng hướng tới những giá trị, nét đẹp nghệ thuật truyền thống – kho tàng của báu của dân tộc để hiểu, trân trọng giữ gìn và phát huy”, NSƯT Trần Quý Quốc bày tỏ. Ảnh: Xuân Tùng

“Mỗi lần biểu diễn trên sân khấu là một lần có cảm xúc riêng, nhưng đều có chung niềm mong muốn được giới thiệu nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Tôi mong các bạn trẻ hiện nay bên cạnh tiếp thu văn hóa hiện đại sẽ không ngừng hướng tới những giá trị, nét đẹp nghệ thuật truyền thống – kho tàng của báu của dân tộc để hiểu, trân trọng giữ gìn và phát huy”, NSƯT Trần Quý Quốc bày tỏ. Ảnh: Xuân Tùng

Cùng mang những sắc màu đặc sắc của nghệ thuật truyền thống đến sân khấu dành cho thanh niên công nhân, ca sĩ Hà MyO – Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 giới thiệu về hát Xẩm. Với giọng ca này, đêm nhạc hội dành cho thanh niên công nhân là sân khấu rất đặc biệt. Mỗi khi mang Xẩm đến các anh chị em công nhân - những người đang ngày ngày góp sức dựng xây đất nước, Hà Myo cảm thấy được sẻ chia, được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào và chân thành. Ảnh: Xuân Tùng

Cùng mang những sắc màu đặc sắc của nghệ thuật truyền thống đến sân khấu dành cho thanh niên công nhân, ca sĩ Hà MyO – Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 giới thiệu về hát Xẩm. Với giọng ca này, đêm nhạc hội dành cho thanh niên công nhân là sân khấu rất đặc biệt. Mỗi khi mang Xẩm đến các anh chị em công nhân - những người đang ngày ngày góp sức dựng xây đất nước, Hà Myo cảm thấy được sẻ chia, được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào và chân thành. Ảnh: Xuân Tùng

“Năm nay đến với đêm nhạc hội thanh niên công nhân, tôi mang đến một tiết mục hoàn toàn mới – kết hợp giữa xẩm truyền thống và âm nhạc hiện đại, mang tên Âm sắc dân gian và 1 câu hát Xẩm được viết riêng dành cho chương trình. Tôi hy vọng đây không chỉ là một tiết mục biểu diễn, mà còn là món quà tinh thần để tiếp thêm năng lượng tích cực cho các anh chị em công nhân – những người luôn truyền cảm hứng cho Hà Myo bằng sự bền bỉ và lạc quan trong cuộc sống thường nhật”, ca sĩ Hà MyO bày tỏ. Ảnh: Xuân Tùng

“Năm nay đến với đêm nhạc hội thanh niên công nhân, tôi mang đến một tiết mục hoàn toàn mới – kết hợp giữa xẩm truyền thống và âm nhạc hiện đại, mang tên Âm sắc dân gian và 1 câu hát Xẩm được viết riêng dành cho chương trình. Tôi hy vọng đây không chỉ là một tiết mục biểu diễn, mà còn là món quà tinh thần để tiếp thêm năng lượng tích cực cho các anh chị em công nhân – những người luôn truyền cảm hứng cho Hà Myo bằng sự bền bỉ và lạc quan trong cuộc sống thường nhật”, ca sĩ Hà MyO bày tỏ. Ảnh: Xuân Tùng

Đêm nhạc hội “Lan tỏa năng lượng tích cực” còn vang dậy những giai điệu, ca từ giàu cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc; tình yêu đối với Bác Hồ kính yêu; truyền cảm hứng, cổ vũ khát vọng cống hiến, ý chí vươn lên… từ ca sĩ Đông Hùng và nghệ sĩ đến từ CLB Nghệ sĩ trẻ Việt Nam, thanh niên công nhân. Ảnh: Xuân Tùng

Đêm nhạc hội “Lan tỏa năng lượng tích cực” còn vang dậy những giai điệu, ca từ giàu cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc; tình yêu đối với Bác Hồ kính yêu; truyền cảm hứng, cổ vũ khát vọng cống hiến, ý chí vươn lên… từ ca sĩ Đông Hùng và nghệ sĩ đến từ CLB Nghệ sĩ trẻ Việt Nam, thanh niên công nhân. Ảnh: Xuân Tùng

Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cho biết: Cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam các cấp đã có nhiều hoạt động chăm lo, đồng hành với thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ để hỗ trợ các bạn nâng cao đời sống, văn hóa, tinh thần; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và rèn luyện thể chất cho thanh niên. Năm nay, T.Ư Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng TCP Việt Nam tổ chức chuỗi Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2025 với chủ đề “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”. Ảnh: Xuân Tùng

Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cho biết: Cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam các cấp đã có nhiều hoạt động chăm lo, đồng hành với thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ để hỗ trợ các bạn nâng cao đời sống, văn hóa, tinh thần; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và rèn luyện thể chất cho thanh niên. Năm nay, T.Ư Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phối hợp cùng TCP Việt Nam tổ chức chuỗi Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2025 với chủ đề “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”. Ảnh: Xuân Tùng

Theo anh Lâm, Ngày hội thanh niên công nhân được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang là chương trình mở đầu cho chuỗi các hoạt động của T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam nhằm hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025. "Chúng tôi mong rằng các ngày hội sôi nổi ý nghĩa như ngày hôm nay sẽ được nhân rộng trong tất cả các cấp bộ Hội trên cả nước để chúng ta có thể thực hiện thật tốt vai trò người bạn đồng hành và tổ chức Hội sẽ thực sự là mái nhà chung của các bạn thanh niên công nhân", anh Lâm nói. Ảnh: Xuân Tùng

Theo anh Lâm, Ngày hội thanh niên công nhân được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang là chương trình mở đầu cho chuỗi các hoạt động của T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam nhằm hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025. "Chúng tôi mong rằng các ngày hội sôi nổi ý nghĩa như ngày hôm nay sẽ được nhân rộng trong tất cả các cấp bộ Hội trên cả nước để chúng ta có thể thực hiện thật tốt vai trò người bạn đồng hành và tổ chức Hội sẽ thực sự là mái nhà chung của các bạn thanh niên công nhân", anh Lâm nói. Ảnh: Xuân Tùng

Tại đêm nhạc hội, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho các đội thi tham gia Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng thanh niên công nhân tại Bắc Giang; trao tặng 20 phần quà cho thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất gồm 1 triệu đồng và quà. Bên cạnh đó, hoạt động bốc thăm may mắn trúng thưởng dành cho thanh niên công nhân cũng liên tục được tổ chức xuyên suốt đêm nhạc với 2 giải đặc biệt (xe máy trị giá 25 triệu đồng mỗi giải) và nhiều phần quà giá trị khác. Ảnh: Xuân Tùng

Tại đêm nhạc hội, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho các đội thi tham gia Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng thanh niên công nhân tại Bắc Giang; trao tặng 20 phần quà cho thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất gồm 1 triệu đồng và quà. Bên cạnh đó, hoạt động bốc thăm may mắn trúng thưởng dành cho thanh niên công nhân cũng liên tục được tổ chức xuyên suốt đêm nhạc với 2 giải đặc biệt (xe máy trị giá 25 triệu đồng mỗi giải) và nhiều phần quà giá trị khác. Ảnh: Xuân Tùng

Xuân Tùng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/phieu-cung-man-mua-roi-co-doi-thuong-ngan-post1741495.tpo