Philippines bác bỏ giả thuyết C-130H rơi vì lý do kỹ thuật

Tướng Arevalo của quân đội Philippines cho biết vận tải cơ C-130H bị rơi vẫn còn 11.000 giờ bay trước khi cần bảo dưỡng và thời tiết tốt khi tai nạn xảy ra. Ông đưa ra tuyên bố này nhằm bác bỏ chiếc máy bay bị rơi do lỗi kỹ thuật.

Chiếc C-130H vừa gặp nạn được quân đội Mỹ biên chế năm 1988, sau đó chuyển giao cho không quân Philippines hồi tháng 1/2021 nhằm tăng cường khả năng vận tải hạng nặng của nước này.

Chiếc C-130H vừa gặp nạn được quân đội Mỹ biên chế năm 1988, sau đó chuyển giao cho không quân Philippines hồi tháng 1/2021 nhằm tăng cường khả năng vận tải hạng nặng của nước này.

Tuy nhiên, phi cơ chở 96 người ngày 4-7-2021 đâm xuống thị trấn Patikul, tỉnh Sulu khiến ít nhất 50 người thiệt mạng, gồm 47 binh sĩ và ba dân thường dưới mặt đất. 49 binh sĩ trên máy bay cùng 4 dân thường khác bị thương và đã được chuyển tới bệnh viện.

Tuy nhiên, phi cơ chở 96 người ngày 4-7-2021 đâm xuống thị trấn Patikul, tỉnh Sulu khiến ít nhất 50 người thiệt mạng, gồm 47 binh sĩ và ba dân thường dưới mặt đất. 49 binh sĩ trên máy bay cùng 4 dân thường khác bị thương và đã được chuyển tới bệnh viện.

"Nhiều binh sĩ được nhìn thấy nhảy khỏi phi cơ trước khi nó va chạm với mặt đất, giúp họ thoát khỏi vụ nổ sau đó", Lực lượng Đặc nhiệm Liên quân Sulu (JTFS) thuộc quân đội Philippines cho biết hôm nay, đề cập tới vụ tai nạn vận tải cơ C-130H trên đảo Sulu trước đó vài giờ.

"Nhiều binh sĩ được nhìn thấy nhảy khỏi phi cơ trước khi nó va chạm với mặt đất, giúp họ thoát khỏi vụ nổ sau đó", Lực lượng Đặc nhiệm Liên quân Sulu (JTFS) thuộc quân đội Philippines cho biết hôm nay, đề cập tới vụ tai nạn vận tải cơ C-130H trên đảo Sulu trước đó vài giờ.

Chiếc C-130H chở theo 96 người gặp nạn sáng nay đảo Jolo, tỉnh Sulu, phía nam Philippines. Tư lệnh quân đội Philippines Cirilito Sobejana cho biết phi cơ bay quá đường băng khi cố hạ cánh xuống sân bay Jolo, không kịp lấy lại độ cao và đâm xuống thị trấn Patikul gần đó.

Chiếc C-130H chở theo 96 người gặp nạn sáng nay đảo Jolo, tỉnh Sulu, phía nam Philippines. Tư lệnh quân đội Philippines Cirilito Sobejana cho biết phi cơ bay quá đường băng khi cố hạ cánh xuống sân bay Jolo, không kịp lấy lại độ cao và đâm xuống thị trấn Patikul gần đó.

Đây là tai nạn chết người thứ hai xảy ra với lực lượng máy bay của Philippines, sau vụ một trực thăng S70i Black Hawk rơi hồi tháng trước làm 6 người thiệt mạng. Ban đầu một số nhà phân tích nghi ngờ máy bay rơi do lỗi kỹ thuật, nhưng quân đội đã bác bỏ giả thuyết này.

Đây là tai nạn chết người thứ hai xảy ra với lực lượng máy bay của Philippines, sau vụ một trực thăng S70i Black Hawk rơi hồi tháng trước làm 6 người thiệt mạng. Ban đầu một số nhà phân tích nghi ngờ máy bay rơi do lỗi kỹ thuật, nhưng quân đội đã bác bỏ giả thuyết này.

"Máy bay không mới, song vẫn ở tình trạng rất tốt trước khi bị rơi", thiếu tướng Edgard Arevalo, phát ngôn viên quân đội Philippines, nói trong cuộc họp báo ngày 5/7, bác bỏ giả thuyết vận tải cơ C-130H gặp nạn do lỗi kỹ thuật một ngày trước đó. "Máy bay còn khoảng 11.000 giờ bay trước lần bảo dưỡng tiếp theo".

"Máy bay không mới, song vẫn ở tình trạng rất tốt trước khi bị rơi", thiếu tướng Edgard Arevalo, phát ngôn viên quân đội Philippines, nói trong cuộc họp báo ngày 5/7, bác bỏ giả thuyết vận tải cơ C-130H gặp nạn do lỗi kỹ thuật một ngày trước đó. "Máy bay còn khoảng 11.000 giờ bay trước lần bảo dưỡng tiếp theo".

Máy bay được cho là "đáp trượt đường băng" khi hạ cánh xuống sân bay Jojo, không kịp lấy lại độ cao rồi lao xuống thị trấn Patikul gần đó. Nhiều binh sĩ trên máy bay vừa hoàn thành khóa huấn luyện tân binh và được điều động tới đảo Jojo để chống phiến quân Hồi giáo tại đây.

Máy bay được cho là "đáp trượt đường băng" khi hạ cánh xuống sân bay Jojo, không kịp lấy lại độ cao rồi lao xuống thị trấn Patikul gần đó. Nhiều binh sĩ trên máy bay vừa hoàn thành khóa huấn luyện tân binh và được điều động tới đảo Jojo để chống phiến quân Hồi giáo tại đây.

"Các phi công được đánh giá cao và giàu kinh nghiệm. Thông tin ban đầu cho thấy vận tải cơ tuân theo đủ các quy trình bay", tướng Arevalo nói. "Chưa rõ nguyên nhân khiến máy bay đáp trượt đường băng. Thời tiết tại thời điểm xảy ra tai nạn rất tốt".

"Các phi công được đánh giá cao và giàu kinh nghiệm. Thông tin ban đầu cho thấy vận tải cơ tuân theo đủ các quy trình bay", tướng Arevalo nói. "Chưa rõ nguyên nhân khiến máy bay đáp trượt đường băng. Thời tiết tại thời điểm xảy ra tai nạn rất tốt".

Tướng Arevalo giải thích đường băng nằm giữa "một ngôi làng" với nhà dân xung quanh, đây là nguyên nhân khiến một số dân thường thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ tai nạn.

Tướng Arevalo giải thích đường băng nằm giữa "một ngôi làng" với nhà dân xung quanh, đây là nguyên nhân khiến một số dân thường thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ tai nạn.

Các phiên bản C-130 của Mỹ vốn nổi tiếng về độ bền bỉ và khả năng hoạt động ổn định trong suốt thời gian dài. C-130H là phiên bản đang được sử dụng rộng rãi trong không quân các nước trên thế giới.

Các phiên bản C-130 của Mỹ vốn nổi tiếng về độ bền bỉ và khả năng hoạt động ổn định trong suốt thời gian dài. C-130H là phiên bản đang được sử dụng rộng rãi trong không quân các nước trên thế giới.

Lockheed C-130 Hercules được phát triển từ máy bay thử nghiệm Chase XCG-20 vốn được phát triển từ năm 1947, sau đó là nguyên mẫu của máy bay vận tải C-123 Provider

Lockheed C-130 Hercules được phát triển từ máy bay thử nghiệm Chase XCG-20 vốn được phát triển từ năm 1947, sau đó là nguyên mẫu của máy bay vận tải C-123 Provider

Ngoài ra, C-130 còn thừa hưởng lại thiết kế của hệ thống thang bốc hàng trên máy bay Boeing C-97 Straitofreighter, hệ thống này cho phép C-130 thả dù xe tăng M551 Sheridan ở độ cao thấp

Ngoài ra, C-130 còn thừa hưởng lại thiết kế của hệ thống thang bốc hàng trên máy bay Boeing C-97 Straitofreighter, hệ thống này cho phép C-130 thả dù xe tăng M551 Sheridan ở độ cao thấp

Ngày 23-8-1954, chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu thử nghiệm YC-130 cất cánh từ nhà máy của Lockheed tại Burbank, California, Mỹ. Đây là chiếc máy bay thứ 2 trong 2 nguyên mẫu thử nghiệm YC-130 đầu tiên được chế tạo hoàn chỉnh, mang mã số 53-3397 và thực hiện chuyến bay kéo dài khoảng 61 phút

Ngày 23-8-1954, chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu thử nghiệm YC-130 cất cánh từ nhà máy của Lockheed tại Burbank, California, Mỹ. Đây là chiếc máy bay thứ 2 trong 2 nguyên mẫu thử nghiệm YC-130 đầu tiên được chế tạo hoàn chỉnh, mang mã số 53-3397 và thực hiện chuyến bay kéo dài khoảng 61 phút

C-130 bắt đầu được bàn giao vào tháng 12-1956 và tính tới năm 2019, có tổng cộng trên 2.500 chiếc C-130 với các phiên bản được chế tạo

C-130 bắt đầu được bàn giao vào tháng 12-1956 và tính tới năm 2019, có tổng cộng trên 2.500 chiếc C-130 với các phiên bản được chế tạo

Một số chiếc C-130A được trang bị càng trượt tuyết và có tên gọi C-130D, một số chiếc C-130A khác phục vụ Bộ chỉ huy Chiến thuật Không quân được trang bị thêm thùng nhiên liệu phụ ở dưới cánh để tăng tầm bay.

Một số chiếc C-130A được trang bị càng trượt tuyết và có tên gọi C-130D, một số chiếc C-130A khác phục vụ Bộ chỉ huy Chiến thuật Không quân được trang bị thêm thùng nhiên liệu phụ ở dưới cánh để tăng tầm bay.

Sau khi C-130A vận hành, các phiên bản kéo dài tầm bay như C-130B và C-130E bắt đầu được bàn giao vào khoảng đầu những năm 1960.

Sau khi C-130A vận hành, các phiên bản kéo dài tầm bay như C-130B và C-130E bắt đầu được bàn giao vào khoảng đầu những năm 1960.

C-130E có một số cải tiến mới như động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-7A, giá treo thùng nhiên liệu phụ dưới cánh, kết cấu cải tiến. Ngoài ra, phiên bản máy bay tiếp nhiên liệu KC-130 được phát triển từ C-130F cũng bắt đầu đi vào hoạt động trong khoảng thời gian này

C-130E có một số cải tiến mới như động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-7A, giá treo thùng nhiên liệu phụ dưới cánh, kết cấu cải tiến. Ngoài ra, phiên bản máy bay tiếp nhiên liệu KC-130 được phát triển từ C-130F cũng bắt đầu đi vào hoạt động trong khoảng thời gian này

Phiên bản C-130H ra mắt vào năm 1974 được trang bị động cơ T56-A-15 khỏe hơn và hoạt động ổn định hơn. C-130H chính thức được trang bị vào đầu thập niên 1980.

Phiên bản C-130H ra mắt vào năm 1974 được trang bị động cơ T56-A-15 khỏe hơn và hoạt động ổn định hơn. C-130H chính thức được trang bị vào đầu thập niên 1980.

Phiên bản mới nhất hiện nay là C-130J, đây là phiên bản được nâng cấp sâu rộng với tải trọng lớn và hệ thống điện tử tối tân hơn

Phiên bản mới nhất hiện nay là C-130J, đây là phiên bản được nâng cấp sâu rộng với tải trọng lớn và hệ thống điện tử tối tân hơn

Sau khi nhận số lượng C-130J vào trang bị, Mỹ dần loại biên phiên bản C-130H trang bị trong đầu thập niên 1990.

Sau khi nhận số lượng C-130J vào trang bị, Mỹ dần loại biên phiên bản C-130H trang bị trong đầu thập niên 1990.

C-130H được đánh giá vẫn còn tốt để phục vụ thêm hàng thập kỷ nữa nên sau khi loại biên đã được Mỹ chuyển giao cho các đồng minh.

C-130H được đánh giá vẫn còn tốt để phục vụ thêm hàng thập kỷ nữa nên sau khi loại biên đã được Mỹ chuyển giao cho các đồng minh.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-philippines-bac-bo-gia-thuyet-c-130h-roi-vi-ly-do-ky-thuat-post472105.antd