PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC TRẦN THỊ HOA RY: ĐỀ NGHỊ BỘ GD&ĐT RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHỮNG QUY ĐỊNH CHƯA PHÙ HỢP KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 3 CTMTQG

Chiều 16/5, tại Nhà Quốc hội, Tổ Công tác của Đoàn giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry, Ủy viên Đoàn giám sát, Tổ trưởng Tổ Công tác làm Trưởng đoàn làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Toàn cảnh cuộc làm việc

Toàn cảnh cuộc làm việc

Cùng dự có các Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc; đại diện các Ủy ban của Quốc hội: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội.

Làm rõ việc chậm trễ và những tồn tại trong việc tổ chức, triển khai thực hiện 3 CTMTQG

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry cho biết, nội dung làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ yếu tập trung vào phân công trách nhiệm của Bộ rõ nhất ở 2 CTMTQG: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi. Căn cứ vào nội dung này, Đoàn giám sát đã gửi đề cương cho Bộ Giáo dục và Đào tạo từ rất sớm theo đúng kế hoạch, tiến độ.

3 CTMTQG khi ban hành nhận được kỳ vọng rất lớn, tuy nhiên, thời gian qua, dù đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thực hiện 3 CTMTQG nhưng kết quả giải ngân và CTMTQG đi vào cuộc sống còn rất chậm. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry nêu rõ, lần đầu tiên, 3 CTMTQG được Quốc hội giám sát giữa kỳ, trên cơ sở đó, đánh giá kết quả triển khai thực hiện văn bản ban hành, đưa ra đề xuất, kiến nghị trong giai đoạn tới để triển khai thực hiện tốt hơn.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung báo cáo một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cố gắng bám sát theo đề cương, yêu cầu giám sát đó là kết quả tổ chức, chỉ đạo, triển khai, thực hiện, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện 3 CTMTQG. Mức độ phù hợp của các văn bản này, có đi vào thực tiễn cuộc sống hay không?

Thứ hai, trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện thời gian qua, những khó khăn, bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành, và việc ban hành văn bản có những vấn đề gì cần đặt ra, cần tháo gỡ và vượt tầm tham mưu của Bộ hay không?

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Ủy viên Đoàn giám sát, Tổ trưởng Tổ Công tác phát biểu mở đầu cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Ủy viên Đoàn giám sát, Tổ trưởng Tổ Công tác phát biểu mở đầu cuộc làm việc.

Thứ ba, đề nghị nội dung, cơ cấu báo cáo bám sát vào trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân công trong triển khai thực hiện CTMTQG như đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng của trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trong CTMTQG xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng phát triển giáo dục ở nông thôn, chú trọng duy trì, nâng cao phổ cập mầm non ở trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS; duy trì, củng cố chất lượng, nâng cao chất lượng viết chữ…

Thứ tư, về kết quả thực hiện các CTMTQG, đề nghị làm rõ các chỉ tiêu, mục tiêu của Tiểu dự án, của Dự án trong xây dựng và phân bổ kế hoạch vốn của Chương trình. Trên cơ sở đó, làm rõ thêm việc chậm trễ và những tồn tại trong việc tổ chức, triển khai thực hiện, phối hợp giữa các bộ ngành, phân tích thêm những nguyên nhân của những tồn tại, bài học kinh nghiệm cần rút ra trong thời gian tới.

Cũng tại cuộc làm việc, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tóm tắt việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 từ tháng 7/2021 đến nay.

Cần tổng hợp đánh giá công tác triển khai thực hiện CTMTQG của các địa phương

Qua thảo luận, Tổ Công tác của Đoàn giám sát đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng nỗ lực, nghiêm túc gửi Báo cáo cho Tổ Công tác, cơ bản bám sát đề cương của Đoàn giám sát, nêu rõ những mặt được, chưa được, những hạn chế, bất cập, đồng thời đề xuất kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Thời gian gửi Báo cáo của Bộ đảm bảo yêu cầu, tiến độ của Đoàn giám sát.

Bên cạnh những mặt được, Tổ Công tác của Đoàn giám sát cho rằng, Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, ở trang 1 của Phụ lục có nêu: tại Dự án 5.1, thì đến nay mới có 37/42 địa phương giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì và có 05/42 địa phương giao Ban Dân tộc, Sở Nội vụ hoặc Văn phòng UBND tỉnh chủ trì; cần tổng hợp đánh giá công tác triển khai thực hiện CTMTQG của các địa phương đến thời điểm báo cáo như thế nào? Nguyên nhân địa phương bị chậm muộn, thiếu thông tin gây khó khăn không nhỏ trong việc điều hành triển khai…

Tổ Công tác đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu cụ thể lý do vì sao có một số địa phương vẫn chưa phân công cho cơ quan nào chủ trì và đến nay còn bao nhiêu tỉnh, thành phố chưa có cơ quan giúp tỉnh chủ trì.

Các thành viên của Tổ Công tác của Đoàn giám sát Quốc hội

Các thành viên của Tổ Công tác của Đoàn giám sát Quốc hội

Về công tác ban hành văn bản hướng dẫn, Tổ Công tác nhận thấy, các văn bản nêu tại trang 2 của Phụ lục là đều ban hành trong thời gian từ tháng 1/2022 đến 2/2023. Như vậy so với tiến độ thời gian triển khai thực hiện 3 Chương trình này là chậm, chưa kịp thời, vì theo Nghị quyết của Quốc hội thì các Chương trình này phải được triển khai thực hiện từ 2021 đến 2025, nên việc ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện cần phải được ban hành sớm để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Vì vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại nhận định là các văn bản đã được ban hành đầy đủ, kịp thời.

Về CTMTQG xây dựng nông thôn mới, việc thành lập Ban chỉ đạo tại các bộ, ngành là chưa có hướng dẫn cụ thể, do vậy chưa đảm bảo tính đồng bộ trong việc triển khai. Tổ Công tác đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục và rà soát, nghiên cứu, tham gia góp ý để điều chỉnh có kiến nghị cụ thể phần nội dung liên quan đến Giáo dục - Đào tạo trong Nghị định 27, giải đáp các thắc mắc, tháo gỡ các khó khăn cho địa phương kịp thời. Bổ sung số liệu dẫn chứng việc kiếm tra, giám sát, rà soát các báo cáo của các đoàn kiểm tra của Bộ để làm rõ sự khác nhau giữa các nhận định của Báo cáo và ý kiến của địa phương.

Về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Tổ công tác cho rằng, đến nay việc triển khai thực hiện các chương trình rất chậm, vì vậy đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện các công việc điều chỉnh, đề xuất lại các nội dung đầu tư nhằm đảm bảo khả thi, để sớm phê duyệt Dự án “Đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập cho Trường Đại học Tây Bắc”.

Tổ Công tác nhận thấy, việc đưa Dự án 4.2 vào thực hiện chỉ còn 1,5 năm là quá ít thời gian, do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dự án, công trình và ảnh hướng đến tiến độ của giai đoạn sau của chương trình. Vì vậy, Tổ Công tác đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tiến hành các công việc thẩm định dự án, những hoạt động khác có liên quan để sớm đưa dự án triển khai thực hiện và bảo đảm chất lương công trình.

Bên cạnh đó, Tổ Công tác đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, sửa lại các nội dung sao cho bảo đảm tính thống nhất và nêu rõ có một số nội dung hướng dẫn trong văn bản nào của các bộ, ngành trung ương chưa đồng bộ; văn bản hướng dẫn triển khai Dự án 5.1 tại một số tỉnh nào còn chậm ban hành so với yêu cầu và đến nay các văn bản này đã ban hành chưa?

Giải trình làm rõ một số nội dung các đại biểu quan tâm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến mà Tổ Công tác của Đoàn giám sát và các đại biểu đã nêu, và cho rằng 3 CTMTQG đều quan trọng, hướng tới đối tượng nông dân, nông thôn, đối tượng đồng bào DTTS&MN. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết sẽ tiếp thu các nội dung của Tổ Công tác đã nêu như về giải pháp hoàn thành mục tiêu của 3 CTMTQG, đặc biệt là CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, tiếp thu các bài học kinh nghiệm được rút ra: nhất là thực tế, sâu sát, kịp thời nắm bắt và hướng về địa phương. Đồng thời kiến nghị với Thủ tướng để sửa đổi Quyết định 1719/QĐ-TTg.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp khi triển khai thực hiện 3 CTMTQG

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry, Tổ trưởng Tổ Công tác cho biết, với tinh thần trao đổi thẳng thắn, cởi mở, Tổ Công tác của Đoàn giám sát đã thu được nhiều thông tin có giá trị để hoàn thiện báo cáo đánh giá về kết quả đạt được của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong triển khai thực hiện 3 CTMTQG, qua đó giúp cho Đoàn giám sát có nhận định, đánh giá trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Trần Thị Hoa Ry phát biểu kết luận cuộc làm việc

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Trần Thị Hoa Ry phát biểu kết luận cuộc làm việc

Qua ý kiến của các thành viên, Tổ Công tác của Đoàn giám sát đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc. Cấu trúc và nội dung Báo cáo cơ bản bám sát đề cương của Đoàn giám sát, cập nhật tương đối đầy đủ các nội dung trong đề cương yêu cầu liên quan đến kết quả đạt được, phối hợp với các bộ ngành, địa phương và trách nhiệm của Bộ trong thời gian qua. Đồng thời thấy được bức tranh tổng thể trong công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành các văn bản tổ chức, kiểm tra, phối hợp trong triển khai thực hiện.

Thay mặt Tổ Công tác, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, ban hành các văn bản, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung mà Bộ được phân công trong các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới và CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, chủ động hơn trong tổ chức triển khai thực hiện với Ủy ban Dân tộc, và các bộ, ngành có liên quan trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp khi triển khai thực hiện 3 CTMTQG.

Thứ hai, khẩn trương rà soát các công văn như Công văn 2184 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 5 thuộc Quyết định 1791 để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong Dự án 5.2 của địa phương. Đề nghị Báo cáo của Bộ cần bổ sung đánh giá thêm vấn đề này.

Thứ ba, với vai trò cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo của 2 CTMTQG, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quyết liệt hơn, Báo cáo bổ sung cần đề xuất giải pháp cụ thể hơn để tháo gỡ và khẳng định sử dụng nguồn lực của Bộ như thế nào./.

Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tóm tắt việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 từ tháng 7/2021 đến nay.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tóm tắt việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 từ tháng 7/2021 đến nay.

Đại diện các Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự cuộc làm việc.

Đại diện các Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự cuộc làm việc.

Đại diện các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc.

Đại diện các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng nỗ lực, nghiêm túc gửi Báo cáo cho Tổ Công tác, cơ bản bám sát đề cương của Đoàn giám sát, nêu rõ những mặt được, chưa được, những hạn chế, bất cập, đồng thời đề xuất kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng nỗ lực, nghiêm túc gửi Báo cáo cho Tổ Công tác, cơ bản bám sát đề cương của Đoàn giám sát, nêu rõ những mặt được, chưa được, những hạn chế, bất cập, đồng thời đề xuất kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Trần Việt Anh góp ý vào Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Trần Việt Anh góp ý vào Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu phát biểu tại cuộc làm việc.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu phát biểu tại cuộc làm việc.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đinh Ngọc Quý quan tâm đến vấn đề lồng ghép, địa phương phản ánh nhiều nhất về vấn đề này, đề nghị Bộ cho biết xử lý giải quyết thế nào? Đồng thời đề nghị làm rõ thêm về Chương trình xóa mù chữ.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đinh Ngọc Quý quan tâm đến vấn đề lồng ghép, địa phương phản ánh nhiều nhất về vấn đề này, đề nghị Bộ cho biết xử lý giải quyết thế nào? Đồng thời đề nghị làm rõ thêm về Chương trình xóa mù chữ.

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch cho biết, Bộ Giáo dục đã có chủ động triển khai thực hiện 3 CTMTQG liên quan đến Dự án 5 nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên đề nghị cần nêu rõ nguyên nhân chậm triển khai thực hiện Dự án như thế nào.

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch cho biết, Bộ Giáo dục đã có chủ động triển khai thực hiện 3 CTMTQG liên quan đến Dự án 5 nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên đề nghị cần nêu rõ nguyên nhân chậm triển khai thực hiện Dự án như thế nào.

Đại diện Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo cho biết, công tác ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ, những văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội chưa có trong báo cáo. Đồng thời giải trình, làm rõ vấn đề liên quan đến đầu tư dự án trường Đại học Tây Bắc.

Đại diện Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo cho biết, công tác ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ, những văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội chưa có trong báo cáo. Đồng thời giải trình, làm rõ vấn đề liên quan đến đầu tư dự án trường Đại học Tây Bắc.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, hầu hết các địa phương tập trung vào các xã nông thôn mới, không tập trung vào các tiêu chí nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đề nghị các địa phương cần bố trí nguồn lực đầy đủ.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, hầu hết các địa phương tập trung vào các xã nông thôn mới, không tập trung vào các tiêu chí nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đề nghị các địa phương cần bố trí nguồn lực đầy đủ.

Đại diện Bộ Giáo dục - Đào Tạo giải trình, làm rõ nội dung mà Tổ Công tác nêu.

Đại diện Bộ Giáo dục - Đào Tạo giải trình, làm rõ nội dung mà Tổ Công tác nêu.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Trần Nhật Lam cho biết, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và hoàn thiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, có ban hành văn bản hướng dẫn để có nguồn lực xây dựng nông thôn mới, kinh phí chuyển về địa phương để phân bổ nguồn lực. Do đó, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường triển khai hoàn thiện.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Trần Nhật Lam cho biết, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và hoàn thiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, có ban hành văn bản hướng dẫn để có nguồn lực xây dựng nông thôn mới, kinh phí chuyển về địa phương để phân bổ nguồn lực. Do đó, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường triển khai hoàn thiện.

Đại diện Ủy ban Dân tộc đề nghị làm rõ vướng mắc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gặp phải trong CCTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, làm rõ hơn về giáo dục đào tạo trong Chương trình MTQG 1719, đồng thời mong muốn sửa đổi Thông tư 48/2021/TT-BGDĐT cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đại diện Ủy ban Dân tộc đề nghị làm rõ vướng mắc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gặp phải trong CCTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, làm rõ hơn về giáo dục đào tạo trong Chương trình MTQG 1719, đồng thời mong muốn sửa đổi Thông tư 48/2021/TT-BGDĐT cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng giải trình làm rõ một số nội dung mà Tổ Công tác quan tâm, cho biết sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến mà Tổ Công tác của Đoàn giám sát đã nêu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng giải trình làm rõ một số nội dung mà Tổ Công tác quan tâm, cho biết sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến mà Tổ Công tác của Đoàn giám sát đã nêu.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Ủy viên Đoàn giám sát, Tổ trưởng Tổ Công tác phát biểu kết luận cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Ủy viên Đoàn giám sát, Tổ trưởng Tổ Công tác phát biểu kết luận cuộc làm việc.

Bích Ngọc - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=75884