Phóng sinh cá chép, thả luôn rác xuống hồ trong Tết ông Công ông Táo

Phóng sinh cá trong Tết ông Công ông Táo là truyền thống tốt đẹp, thế nhưng một bộ phận người dân lại tiện tay thả luôn túi nilong đựng cá, thả tàn tro vàng mã đã gây ô nhiễm ao hồ.

Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch, hoặc sáng sớm ngày 23 hàng năm. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, mọi người hóa vàng mã và mang cá chép ra thả ao, hồ, sông, suối… để “cá hóa rồng” chở ông Táo lên Trời.

Tết ông Công ông Táo" src="https://xmedia.nguoiduatin.vn/ndt/16/02/01/202/18582320/1_108739.jpg">

Tại Nghệ An, vào trưa ngày 1/2 (tức 23 âm lịch) người dân rủ nhau ra cầu Bến Thủy (nối liền Nghệ An và Hà Tĩnh) để thả cá chép.

Hình ảnh người dân đi thả cá chép là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, có một số người vô ý thức, tiện tay thả luôn cả túi nilon đựng cá xuống hồ, thả tung tro, cát lư hương, bàn thờ cũ từ trên cầu xuống sông.

Việc làm này của người dân đã khiến cho con sông ngập đầy tàn tro vàng mã

Thậm chí có nhiều người ném luôn túi nilon đứng cá xuống sông làm con cá không thoát ra được bị chết sau đó

Tại Hà Tĩnh, mặc dù trời mưa tầm tã nhưng vẫn rất nhiều người chịu khó đội mưa đến các sông hồ để phóng sinh cá trong ngày cúng ông Công ông Táo

Điều đáng buồn là mọi người vứt bao ni lông đựng cá bừa bãi sau khi phóng sinh

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm, khi các nén hương cháy hết cùng nhiều chất thải khác được phóng đầy xuống sông, hồ.

Việc thả cả vốn là phong tục tốt đẹp mang nhiều ý nghĩa của người dân

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/phong-sinh-ca-chep-tha-luon-rac-xuong-ho-trong-tet-ong-cong-ong-tao-a226456.html