'Phù phép' nhện nhả tơ phát sáng nhờ công nghệ chỉnh sửa gen

Lần đầu tiên các nhà khoa học Đức đã khiến nhện nhà nhả tơ phát sáng nhờ công nghệ CRISPR-Cas9, mở ra tiềm năng lớn cho ngành vật liệu sinh học.

Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Bayreuth (Đức), dưới sự dẫn dắt của giáo sư Tiến sĩ Thomas Scheibel, người đứng đầu Khoa Vật liệu Sinh học của trường đã thành công trong việc chỉnh sửa gen nhện nhà bằng công nghệ CRISPR-Cas9 tiên tiến. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Bayreuth (Đức), dưới sự dẫn dắt của giáo sư Tiến sĩ Thomas Scheibel, người đứng đầu Khoa Vật liệu Sinh học của trường đã thành công trong việc chỉnh sửa gen nhện nhà bằng công nghệ CRISPR-Cas9 tiên tiến. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Đây là lần đầu tiên trên thế giới, loài nhện nhà được biến đổi gene để tạo ra tơ nhện phát sáng, đánh dấu bước ngoặt trong nghiên cứu vật liệu sinh học.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Đây là lần đầu tiên trên thế giới, loài nhện nhà được biến đổi gene để tạo ra tơ nhện phát sáng, đánh dấu bước ngoặt trong nghiên cứu vật liệu sinh học.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Loài nhện Parasteatoda tepidariorum được chọn vì có cấu trúc gene phù hợp và dễ nuôi trong môi trường thí nghiệm.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Loài nhện Parasteatoda tepidariorum được chọn vì có cấu trúc gene phù hợp và dễ nuôi trong môi trường thí nghiệm.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Các nhà nghiên cứu đã tiêm CRISPR-Cas9 cùng gene mã hóa protein huỳnh quang đỏ vào trứng nhện cái.(Ảnh: rathbiotaclan)

Các nhà nghiên cứu đã tiêm CRISPR-Cas9 cùng gene mã hóa protein huỳnh quang đỏ vào trứng nhện cái.(Ảnh: rathbiotaclan)

Kết quả, thế hệ nhện con sinh ra có khả năng nhả tơ nhện phát sáng dưới đèn huỳnh quang, bằng chứng rõ ràng cho thấy chỉnh sửa gene đã thành công.(Ảnh: Bionity)

Kết quả, thế hệ nhện con sinh ra có khả năng nhả tơ nhện phát sáng dưới đèn huỳnh quang, bằng chứng rõ ràng cho thấy chỉnh sửa gene đã thành công.(Ảnh: Bionity)

Việc sử dụng CRISPR lên nhện nhà từng được coi là bất khả thi vì gene phức tạp và đặc tính ăn thịt đồng loại của chúng.(Ảnh: Technology Networks)

Việc sử dụng CRISPR lên nhện nhà từng được coi là bất khả thi vì gene phức tạp và đặc tính ăn thịt đồng loại của chúng.(Ảnh: Technology Networks)

Tơ nhện vốn nổi tiếng là vật liệu siêu nhẹ, bền hơn thép cùng khối lượng, có khả năng phân hủy sinh học và rất phù hợp với ngành y sinh.(Ảnh: Agroportal)

Tơ nhện vốn nổi tiếng là vật liệu siêu nhẹ, bền hơn thép cùng khối lượng, có khả năng phân hủy sinh học và rất phù hợp với ngành y sinh.(Ảnh: Agroportal)

Thành tựu này mở ra hy vọng tạo ra loại tơ nhện tùy chỉnh để ứng dụng trong may mặc kỹ thuật cao, chỉ khâu sinh học hoặc vật liệu thay thế nhựa bền vững.(Ảnh: Technology Networks)

Thành tựu này mở ra hy vọng tạo ra loại tơ nhện tùy chỉnh để ứng dụng trong may mặc kỹ thuật cao, chỉ khâu sinh học hoặc vật liệu thay thế nhựa bền vững.(Ảnh: Technology Networks)

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/phu-phep-nhen-nha-to-phat-sang-nho-cong-nghe-chinh-sua-gen-post1542277.html