Phụ tải điện miền Bắc tăng vọt

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), phụ tải điện miền Bắc trong tuần ( từ ngày 05/08 – 11/08) tăng do nắng nóng.

Thông tin về tình hình vận hành tuần 32 năm 2024 (từ ngày 05/08 – 11/08), Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trong tuần, tình hình cung cấp điệ̣n được đảm bảo với sản lượng trung bình ngày là 959,1 triệu kWh (tr.kWh), cao hơn so với tuần 31 khoảng 95,9 tr.kWh.

Trong đó, phụ tải miền Bắc ghi nhận đạt 488,5 tr.kWh; phụ tải miền Trung ghi nhận đạt 89,3 tr.kWh; phụ tải miền Nam + EDC ghi nhận đạt 381,2 tr.kWh.

Phụ tải điện miền Bắc trong tuần ( từ ngày 05/08 – 11/08) tăng vọt do nắng nóng.

Phụ tải điện miền Bắc trong tuần ( từ ngày 05/08 – 11/08) tăng vọt do nắng nóng.

Đáng chú ý, trong khoảng thời gian từ ngày 7/8/2024 đến ngày 10/08/2024, do ảnh hưởng đợt nắng nóng gay gắt khu vực như Sơn La, Hòa Bình và đồng bằng Bắc Bộ đạt trên 38 độ C và lan rộng xuống các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa và Phú Yên, phụ tải miền Bắc tăng dần từ mức 458 tr.kWh (ngày thứ 2) lên mức 528 tr.kWh (ngày thứ 7), trung bình mỗi ngày phụ tải tăng khoảng 10-15 tr.kWh và công suất đỉnh tăng khoảng 600-800 MW. Trong tuần, Pmax quốc gia đạt 48954,6 MW, lúc 13h30 ngày 10/08 Pmax miền Bắc đạt 25.456,2 MW, ngày 10/08 Amax miền Bắc đạt 528,9 tr.kWh.

Tính từ đầu năm đến nay, phụ tải quốc gia tăng trưởng khoảng 11% so với cùng kỳ năm 2023 (miền Bắc tăng 11,1%, miền Trung 9,8%, miền Nam 11,3%).

Theo Cục Điều tiết điện lực, để đảm bảo đáp ứng phụ tải trong các ngày nắng nóng trong tuần tại miền Bắc, ngay từ đầu tuần Công ty vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO) đã lệnh khởi động các tổ máy đang dự phòng (~3.000 MW), linh hoạt huy động các tổ máy tuabin khí miền Nam đang dự phòng để tăng cường công suất truyền tải ra miền Bắc trong các khung giờ cao điểm để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Từ đầu tháng 8 đến nay, tình hình nước về các hồ thủy điện khu vực miền Bắc tương đối tốt ngoại trừ thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt có nước về thấp hơn TBNN (67-81%). Ở miền Trung có 18/27 hồ có diễn biến nước thấp hơn so với TBNN (từ 18-87% TBNN), các hồ còn lại có nước về tốt (từ 100-251% TBNN). Miền Nam ngoại trừ Đồng Nai 2, ĐamBri, Đa Nhim, Đại Ninh có nước về cao hơn TBNN (115-165%), các hồ còn lại có nước về thấp hơn TBNN (62-81%).

Ước tính, sản lượng theo nước về (bao gồm thủy điện nhỏ) các ngày trong tuần trung bình khoảng 625.9 tr.kWh/ngày, cao hơn 170,7 tr.kWh/ngày so với phương thức tháng 8 (455,2 tr.kWh/ngày), cao hơn 171,7 tr.kWh/ngày so với kế hoạch (KH) năm 2024 (454,3 tr.kWh/ngày).

Trong tuần ĐĐQG đã tăng khai thác tối đa các hồ Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang để đưa mức nước các hồ về mức nước trước lũ áp dụng trong thời kỳ lũ chính vụ từ ngày 20/07 – 21/08 quy định trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng (740/QĐ-TTg ngày 17/06/2019).

Sản lượng còn lại trong hồ tính đến 0h ngày 11/08 toàn hệ thống là 7.415,6 tr.kWh, cao hơn 1.417 tr.kWh so với KH năm. So sánh với KH tháng 8, sản lượng còn lại thực tế trong hồ cao hơn 1299.7 tr.kWh.

Do nguồn nước tốt, trong tuần 32, NSMO đã huy động cao nguồn thủy điện với sản lượng trung bình ngày khoảng 422 tr.kWh.

Huy động từ nhiệt điện than trung bình ngày trong tuần khoảng 349 tr.kWh. Huy động từ nhiệt điện khí khoảng 56.2 tr.kWh. Năng lượng tái tạo huy động khoảng 113.7 tr.kWh/ngày, trong đó nguồn gió là 26.5 tr.kWh.

Về vận hành lưới điện, trào lưu truyền tải trên lưới điện 500kV dọc trục trong tuần qua theo chiều từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam và đảo chiều ngược lại trong các khung giờ ban ngày khi năng lượng tái tạo phát cao (khoảng từ 9h-15h). Mức truyền tải nặng nhất trên các đường dây 500kV Nho Quan - Nghi Sơn - Hà Tĩnh và cung đoạn Trung - Nam.

H.H

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/phu-tai-dien-mien-bac-tang-vot-10287882.html