Phúc Long kinh doanh ra sao sau khi đóng cửa 150 ki-ốt?

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2023 mới công bố của Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) cho biết, lợi nhuận quý 3 tăng 24% so với quý 2 và 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy dù đóng cửa 150 ki-ốt nhưng doanh thu của Phúc Long lại tăng đáng kể. Vậy nguyên nhân do đâu?

Doanh thu thuần của Phúc Long quý 3 đạt 377 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế, trước khấu hao và lãi vay (EBITDA) quý 3 của Phúc Long đạt 78 tỷ đồng, tăng gần 24% so với quý 2 và 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong các báo cáo thường niên 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của Masan trước đó cho biết, 6 tháng cuối năm 2022, Masan đã phải đóng cửa 150 ki-ốt Phúc Long. Tập đoàn cũng đã điều chỉnh mô hình này trong nửa đầu năm 2023 trước khi tiếp tục mở rộng quy mô. Đến nay, chuỗi trà và cà phê này chỉ còn 92 điểm bán tích hợp, trong khi nâng mô hình flagship lên 147 cửa hàng.

Phúc Long kinh doanh ra sao sau khi đóng cửa 150 ki-ốt?

Điều này cho thấy dù đóng cửa 150 ki-ốt nhưng doanh thu của Phúc Long lại tăng đáng kể, vậy nguyên nhân do đâu? Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2023 cho thấy dù doanh thu giảm nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận lại được cải thiện lớn.

Biên lợi nhuận gộp quý 3 đạt hơn 65%, tăng hơn quý trước đó và cả cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp tăng trong khi doanh thu thuần giảm, cho thấy chi phí bán hàng giảm mạnh.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực F&B, mô hình ki-ốt của các thương hiệu như Phúc Long không thành công vì nhu cầu mua mang đi của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp.

Nhất là với những thương hiệu có giá thành đồ ăn, thức uống cao như Phúc Long, đa số khách hàng tìm đến quán không chỉ thưởng thức sản phẩm mà còn muốn trải nghiệm tổng thể không gian và dịch vụ tại cửa hàng, trong khi mô hình ki-ốt không cung cấp các giá trị về không gian và trải nghiệm như vậy.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/phuc-long-kinh-doanh-ra-sao-sau-khi-dong-cua-150-ki-ot-201270.htm