Phương Tây cực kỳ cần đầu tư vào khai thác Uranium

Phương Tây đang thúc đẩy công suất điện hạt nhân nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga. Tuy nhiên, uranium của Nga lại là nhiên liệu then chốt chế tạo ra thành, từ đó ước muốn tự lực khai thác uranium của khối này được dâng cao.

Trong suốt 3 tháng qua, Liên minh châu Âu, Mỹ và các đồng minh châu Á - Thái Bình Dương đã tiến hành một chiến dịch trừng phạt chống lại Nga. Năng lượng không phải là mục tiêu đầu tiên của hàng loạt các động thái này, nhưng nó đột nhiên được ưu tiên hàng đầu. Điện hạt nhân cũng không ngoại lệ.

Trong khi các biện pháp trừng phạt đối với dầu và khí đốt của Nga được chú ý nhiều nhất, với hy vọng sẽ “đánh phủ đầu” vào siêu cường năng lượng này. Thế nhưng, Nga cũng là một quốc gia lớn trong lĩnh vực điện hạt nhân, làm dấy lên lo ngại về an ninh của nguồn cung cấp uranium - cụ thể là nguồn cung cấp uranium đã được làm giàu.

Một khối uranium được khai quật trong tự nhiên. Ảnh: R.H.J photo and illustration.

Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Nga chiếm hơn 1/3 năng lực làm giàu uranium trên thế giới, trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ hai.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới từ Trung tâm Chính sách Năng lượng Thế giới của Đại học Columbia, Nga có tỷ trọng lớn hơn về khả năng làm giàu uranium toàn cầu, ở mức 46% vào năm 2018.

Theo các tác giả, điều này có thể trở thành một vấn đề nan giải trừ khi các quốc gia được chuyển giao công nghệ của Nga tại các lò phản ứng hạt nhân bắt đầu chuẩn bị ứng phó ngay lập tức.

Việc chuẩn bị về cơ bản sẽ bao gồm việc tăng cường làm giàu uranium ở những nơi tiềm năng khác, như là Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Canada - đều có khả năng làm giàu đáng kể, thế nhưng chưa được khai thác triệt để, nếu có thể, lượng uranium này sẽ có thể xoay chuyển cục diện đáng kể.

Theo các tác giả của báo cáo, các lò phản ứng điện hạt nhân (VVER) của Nga có thể hoạt động với nhiên liệu không phải của Nga, loại tương tự gần nhất do Westinghouse của Mỹ sản xuất, bên cạnh đó còn có nhà máy điện hạt nhân ở Kozloduy, Bulgaria.

Hầu hết trong 32 quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân trên thế giới đang phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nhiên liệu uranium đi qua Nga. Ảnh: Rawstory.

Được biết, việc bảo trì nhà máy điện có thể là một vấn đề lớn trong trường hợp các lệnh trừng phạt nhắm vào ngành công nghiệp điện hạt nhân của Nga, vì các lò phản ứng VVER do Nga sản xuất chỉ có nhân viên của Rosatom mới được quyền bảo dưỡng.

Việc thay thế thiết bị trong quá trình sửa chữa có thể do các quốc gia khác có ngành công nghiệp hạt nhân phát triển tốt, bao gồm Pháp và Cộng hòa Séc ở Châu Âu.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các hạn chế đối với năng lượng hạt nhân của Nga sẽ bị trì hoãn vì Nga không phải là nước sản xuất uranium lớn nhưng lại là nước xuất khẩu uranium chính.

Theo nghiên cứu gần đây của Bulletin of Atomic Sciences, Nga đã bán 13 tỷ USD nhiên liệu khoáng vào năm 2019, bao gồm uranium và nhiên liệu hạt nhân làm giàu.

Năm 2020, uranium của Nga chiếm 16% lượng uranium mà các nhà máy điện Mỹ mua. Tỷ lệ này lớn hơn đáng kể ở châu Âu, ở mức 20%. Vấn đề là các nhà cung cấp thay thế rất khan hiếm.

Mặt khác, có vẻ như một vài nhà cung cấp uranium này đủ tiêu chí để tham gia và thay thế uranium của Nga.

Ví dụ, công ty Vattenfall của Thụy Điển đã ngừng mua nhiên liệu hạt nhân của Nga vào ngày 24/2. Công ty điện lực này thu mua uranium từ các nguồn chính như Kazakhstan, Namibia, Canada và Australia, và sẽ chỉ cần chế biến và làm giàu nó ở một nơi nào đó, chẳng hạn như Trung Quốc.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia ở Mỹ đang ủng hộ việc phát triển năng lực chế biến và làm giàu tại địa phương để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga, nhưng điều này ắt sẽ phải trả giá đắt - khoảng 1 tỷ USD.

Kathryn Huff, trợ lý cấp cao của Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm, chia sẻ với Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Thượng viện hồi tháng 3: “Chúng tôi cần thiết lập năng lực cho Châu Âu về một giải pháp thay thế cho thị trường uranium của Nga, bao gồm khả năng chuyển đổi và làm giàu”. Theo quan điểm của tôi, không có nghi ngờ gì về việc chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên uranium như một loại nhiên liệu cực kỳ thiết yếu. "

Sau đó, câu hỏi về thời gian vẫn thật nan giải, bởi vì việc mở rộng năng lực chế biến và làm giàu, như xây dựng các bến nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, không thể diễn ra trong một tuần. Những việc này cần nhiều thời gian.

Paul Dabbar và Matt Bowen, các tác giả của báo cáo tại Đại học Columbia viết: “Đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở khai thác, chuyển đổi và làm giàu có thể cần thiết để tách rời hoàn toàn chuỗi nhiên liệu hạt nhân của phương Tây khỏi Nga, thế nhưng năng lực làm giàu uranium sẽ mất nhiều năm để hoàn thành.”

Lê Na (Theo Oil Price)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/phuong-tay-cuc-ky-can-dau-tu-vao-khai-thac-uranium-post196459.html