Phương Tây lo ngại 'Kế hoạch đáng sợ' tại Bắc Cực

Nhiệt độ tăng cao ở Bắc Cực đang dần mở ra cơ hội cho những tuyến đường thương mại mới, và hơn thế nữa.

Theo các chuyên gia nhận xét, tình hình địa chính trị đang thay đổi nhanh hơn khí hậu, sự quan trọng của việc phát triển tuyến thương mại mới thu hút sự chú ý của cả Nga và Trung Quốc.

Theo Tạp chí Economist, cả hai nước đều có “những kế hoạch đáng sợ” đối với Bắc Cực.

Giờ đây khi giao tranh đang hoành hành ở Ukraine, tham vọng về hàng hải quanh năm ở Bắc Cực và tạo ra “Con đường tơ lụa” mới dường như quá sớm.

Hơn nữa, sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Liên bang Nga càng củng cố thêm sự ngờ vực của phương Tây đối với kế hoạch của cường quốc châu Á về phương thức vận tải hàng hóa từ đất nước châu Á này.

Nhưng Trung Quốc sẽ không rút lui khỏi Bắc Cực, Bắc Kinh vẫn nhìn thấy cơ hội ở đó để tăng cường ảnh hưởng và thu lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Trong tình hình hiện tại, thật khó để tưởng tượng dự án Con đường tơ lụa Bắc Cực của Trung Quốc, được trình bày vào năm 2017, khi điều kiện địa chính trị hoàn toàn khác, có thể phát triển ra sao.

Đây là một ý tưởng tuyệt vời vào thời điểm đó. Khi sử dụng Tuyến đường biển Bắc Cực, hàng hóa từ Thượng Hải đến Hamburg có thể chỉ mất 18 ngày, so với khoảng 35 ngày cần thiết khi qua Kênh đào Suez.

Tuyến đường này còn thuận tiện hơn bởi nếu gặp sự cố tắc Kênh đào Suez hay những cuộc tấn công của nhóm vũ trang Houthi, tàu biển sẽ buộc phải vòng qua Mũi Hảo Vọng, làm tăng vọt thời gian cùng với chi phí.

Việc khai thác thương mại tại Bắc Cực có thể chỉ nhằm che giấu mục đích quân sự phía sau.

Việc khai thác thương mại tại Bắc Cực có thể chỉ nhằm che giấu mục đích quân sự phía sau.

Tuy nhiên con đường đến châu Âu lại chạy qua Liên bang Nga, còn bản thân Trung Quốc đã thay đổi và đang trong tình trạng "lạnh" với EU. Do Vậy kế hoạch của Bắc Kinh và Brussels, với hy vọng tạo ra một cửa ngõ từ châu Á đến Cựu lục địa sẽ không thể trở thành hiện thực.

Như tờ Economist viết, Nga có thể đã từng cảnh giác khi lôi kéo Trung Quốc vào việc phát triển Bắc Cực, nhưng bây giờ Moskva hoan nghênh sự giúp đỡ từ Bắc Kinh trong bối cảnh rạn nứt với châu Âu

Các chính phủ phương Tây từ lâu đã cảnh giác với hoạt động của Trung Quốc và Nga ở Bắc Cực, lo ngại rằng ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của các nước này trong khu vực sẽ mang tới cho họ nhiều nguy cơ, tạo cơ hội cho sự hiện diện quân sự bí mật. Trong trường hợp này, yếu tố thương mại chỉ có thể là cái cớ.

Trung Quốc đang đóng hàng loạt tàu phá băng để tăng cường kiểm soát Bắc Cực.

Theo Economist

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/phuong-tay-lo-ngai-ke-hoach-dang-so-tai-bac-cuc-post688360.html