Phương tiện di chuyển kỳ lạ ở làng du lịch gốm Bát Tràng nổi tiếng

Nước sông Hồng dâng cao và rút chậm đã khiến làng gốm Bát Tràng mênh mông nước. Gần 30 năm người dân làng nghề này mới gặp cảnh ngập lụt như vậy.

Trong những ngày qua, khi các tỉnh vùng cao đã bớt ngập thì vùng hạ lưu nước lại dồn về. Khu vực ven sông Hồng từ Khoái Châu Hưng Yên đến Tứ Liên – Phú Thượng (Tây Hồ - Hà Nội) đã bị ngập.

Là ngôi làng nằm sát sông Hồng, Bát Tràng cũng gặp tình cảnh tương tự. Từ ngày 11/9, nước đã ngập lút khu di tích đê Đa Hòa – nơi có truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử - khu vực ngay đầu làng – thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) giáp ranh với Bát Tràng.

Làng gốm với hàng nghìn hộ dân sản xuất, kinh doanh gốm sứ, cung cấp mặt hàng này đi cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài, nay thành một khu vịnh nhỏ.

Nước ngập mênh mông bao phủ cổng đền và tràn vào bên trong.

Nước ngập mênh mông bao phủ cổng đền và tràn vào bên trong.

Sáng 12/9, nước ngập vào trong làng – nơi vốn tập trung vô số cửa hàng và cơ sở sản xuất gốm nổi tiếng nhất nước. “Gần 30 năm mình mới thấy cảnh nước ngập như vậy. Ngày bé khi chưa đầy 10 tuổi mình làng đã bị ngập một lần nhưng không vào sâu bên trong như thế này. Năm nay, nước tràn vào cả cửa hàng, nhà xưởng”, chị Phương Thảo, chủ một xưởng gốm ở Bát Tràng cho biết.

Trung tâm làng nghề sản xuất và du lịch gốm lớn nhất nước trong ngày đầu bị ngập.

Trung tâm làng nghề sản xuất và du lịch gốm lớn nhất nước trong ngày đầu bị ngập.

Sau một buổi nước đã dâng cao.

Sau một buổi nước đã dâng cao.

Đường làng trở thành sông.

Đường làng trở thành sông.

Chị Phạm Trang, chủ xưởng gốm ở xóm 2, Giang Cao, Bát Tràng cũng cho biết: “Xưởng mình đã nghỉ 4 hôm rồi, nước tràn vào không làm được gì. Tối nay điện vẫn chưa có trở lại, trải qua mùa hè kinh doanh kém giờ bắt đầu vào vụ lại bị ngập lụt như thế này vất vả quá”.

Nước ngập nên người dân trong làng không đi được ô tô, xe máy, thay vào đó, bà con “chế” đủ các loại thuyền.

Chế bánh xe làm thuyền.

Chế bánh xe làm thuyền.

4 chiếc bánh và một tấm gỗ, người dân có thể đi khắp nơi trong làng.

4 chiếc bánh và một tấm gỗ, người dân có thể đi khắp nơi trong làng.

Bình nước và ống tre – những nguyên liệu có sẵn trở thành chiếc thuyền.

Bình nước và ống tre – những nguyên liệu có sẵn trở thành chiếc thuyền.

Bình ga cũ và tấm ván nhanh chóng thành phương tiện di chuyển của bà con.

Bình ga cũ và tấm ván nhanh chóng thành phương tiện di chuyển của bà con.

Trong cái khó có cái khôn, không gì là không thể.

Trong cái khó có cái khôn, không gì là không thể.

Tấm xốp và đệm mỏng trở thành chiếc thuyền phao ngày lũ. Thay vì phải thuê thuyền di chuyển như một số vùng ngập lụt khác.

Tấm xốp và đệm mỏng trở thành chiếc thuyền phao ngày lũ. Thay vì phải thuê thuyền di chuyển như một số vùng ngập lụt khác.

Sản phẩm lâu lâu mới dùng nay được sử dụng triệt để.

Sản phẩm lâu lâu mới dùng nay được sử dụng triệt để.

Ngày thường vốn rất sầm uất, nay nước ngập nên chỉ còn những chiếc thuyền độc lạ di chuyển trong làng gốm.

Ngày thường vốn rất sầm uất, nay nước ngập nên chỉ còn những chiếc thuyền độc lạ di chuyển trong làng gốm.

Khi nước dâng chưa quá cao, nhiều bậc phụ huynh chế tạo “thuyền” cho con ngồi chơi.

Khi nước dâng chưa quá cao, nhiều bậc phụ huynh chế tạo “thuyền” cho con ngồi chơi.

Cả nhà cùng dạo trong làng.

Cả nhà cùng dạo trong làng.

Tuy nhiên cũng có chỗ ngập sâu người dân phải di chuyển bằng thuyền thật.

Tuy nhiên cũng có chỗ ngập sâu người dân phải di chuyển bằng thuyền thật.

Đến sáng nay (13/9), nước đã rút đi nhiều nhưng một số tuyến đường người dân vẫn phải lội. Công việc kinh doanh và sản xuất vẫn chưa được khơi thông trở lại. “Hôm nay nếu đi từ phía đê Xuân Quan vòng đến chợ gốm thì vào được một số cửa hàng dọc tuyến đường đó. Còn lại chắc vài hôm mới ổn định được vì nước rút mọi người phải dọn dẹp bùn lầy và đường sá”, chị Trần Thảo, chủ cửa hàng ngay góc chợ Gốm và 2 xưởng sản xuất lớn ở trong làng cho biết.

Trong khi đó, tại khu vực Tứ Liên – Phú Thượng (Tây Hồ), nơi nổi tiếng với những vườn đào Tết vẫn đang ngập trắng. Còn tại huyện Chương Mỹ, nhiều hộ dân vẫn đang bị cô lập vì nước lũ.

Ngày đầu nước sông Hồng lên quá nhanh nên hầu hết các chủ cửa hàng không kịp di chuyển hàng hóa.

Ngày đầu nước sông Hồng lên quá nhanh nên hầu hết các chủ cửa hàng không kịp di chuyển hàng hóa.

Mỗi chiếc bình có giá không dưới 500.000 đồng vỡ lăn lóc ngay trong chính mỗi tiệm gốm.

Mỗi chiếc bình có giá không dưới 500.000 đồng vỡ lăn lóc ngay trong chính mỗi tiệm gốm.

Thủy Nguyên

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-hay/phuong-tien-di-chuyen-ky-la-o-lang-du-lich-gom-bat-trang-noi-tieng-c17a81943.html