Quái chiêu chữa bệnh 'tự sát' khiến vô số người chết oan trong lịch sử

Trong hàng nghìn năm qua, rất nhiều người đã bỏ mạng oan uổng vì ngộ độc khi dùng thủy ngân - nguyên tố hóa học 'kỳ diệu' này làm thuốc.

 Thủy ngân (ký hiệu Hg) là một nguyên tố hóa học kỳ lạ. Đây là kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng tại nhiệt độ và áp suất thông thường. Có lẽ, đó là lý do thủy ngân được người xưa gán cho nhiều công dụng kỳ lạ.

Thủy ngân (ký hiệu Hg) là một nguyên tố hóa học kỳ lạ. Đây là kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng tại nhiệt độ và áp suất thông thường. Có lẽ, đó là lý do thủy ngân được người xưa gán cho nhiều công dụng kỳ lạ.

Trong lĩnh vực y học, nhiều nền văn minh cổ coi thủy nhân như “thần dược”, và nguyên tố hóa học này xuất hiện trong các phương thuốc chữa bệnh suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Trong lĩnh vực y học, nhiều nền văn minh cổ coi thủy nhân như “thần dược”, và nguyên tố hóa học này xuất hiện trong các phương thuốc chữa bệnh suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Người Hy Lạp và Ba Tư cổ thường xuyên sử dụng thủy ngân như dầu xoa bóp, còn người Trung Quốc lại uống chu sa (khoáng vật có thành phần chính là sulfua thủy ngân, màu đỏ tươi) để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Người Hy Lạp và Ba Tư cổ thường xuyên sử dụng thủy ngân như dầu xoa bóp, còn người Trung Quốc lại uống chu sa (khoáng vật có thành phần chính là sulfua thủy ngân, màu đỏ tươi) để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Điều bi kịch là ở chỗ, các thầy thuốc thời xưa không biết rằng thủy ngân là một chất kịch độc. Và rất nhiều người đã bỏ mạng oan uổng vì ngộ độc khi dùng thủy ngân làm thuốc.

Điều bi kịch là ở chỗ, các thầy thuốc thời xưa không biết rằng thủy ngân là một chất kịch độc. Và rất nhiều người đã bỏ mạng oan uổng vì ngộ độc khi dùng thủy ngân làm thuốc.

Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử chết vì ngộ độc thủy ngân đó chính là vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng. Theo sử sách, ông đã uống những viên kim đan luyện bằng thủy ngân, lưu huỳnh và asen để có thể sống trường sinh bất lão.

Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử chết vì ngộ độc thủy ngân đó chính là vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng. Theo sử sách, ông đã uống những viên kim đan luyện bằng thủy ngân, lưu huỳnh và asen để có thể sống trường sinh bất lão.

Đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân lại được một số bác sĩ dùng để chữa những chứng bệnh lây qua đường tình dục như giang mai. Và cũng giống với những gì đã xảy ra trong lịch sử, thay vì hết bệnh, nhiều bệnh nhân đã chết vì bệnh gan hoặc thận do độc tố từ thủy ngân.

Đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân lại được một số bác sĩ dùng để chữa những chứng bệnh lây qua đường tình dục như giang mai. Và cũng giống với những gì đã xảy ra trong lịch sử, thay vì hết bệnh, nhiều bệnh nhân đã chết vì bệnh gan hoặc thận do độc tố từ thủy ngân.

Theo kiến thức y học hiện đại, các triệu chứng ngộ độc thủy ngân rất đa dạng, phụ thuộc vào loại, liều lượng, cách thức và thời gian tiếp xúc. Ở dạng nhẹ, các biểu hiện có thể là yếu cơ, tê ở tay và chân, nổi mẩn da, lo lắng, nặng hơn là vấn đề về trí nhớ, nói, nghe, nhìn khó khăn...

Theo kiến thức y học hiện đại, các triệu chứng ngộ độc thủy ngân rất đa dạng, phụ thuộc vào loại, liều lượng, cách thức và thời gian tiếp xúc. Ở dạng nhẹ, các biểu hiện có thể là yếu cơ, tê ở tay và chân, nổi mẩn da, lo lắng, nặng hơn là vấn đề về trí nhớ, nói, nghe, nhìn khó khăn...

Phơi nhiễm mức độ cao với methyl thủy ngân được gọi là bệnh Minamata, một căn bệnh thần kinh nguy hiểm được biết đến từ thảm họa môi trường Minamata ở Nhật Bản thập niên 1950-1960. Bệnh Minamata có thể dẫn đến chứng điên cuồng, tê liệt, hôn mê, làm bệnh nhân tử vong sau vài tuần.

Phơi nhiễm mức độ cao với methyl thủy ngân được gọi là bệnh Minamata, một căn bệnh thần kinh nguy hiểm được biết đến từ thảm họa môi trường Minamata ở Nhật Bản thập niên 1950-1960. Bệnh Minamata có thể dẫn đến chứng điên cuồng, tê liệt, hôn mê, làm bệnh nhân tử vong sau vài tuần.

Ngộ độc thủy ngân có thể xảy ra do tiếp xúc với các dạng thủy ngân tan trong nước (như clorua thủy ngân hoặc methylmercury), do hít phải hơi thủy ngân hoặc ăn bất kỳ dạng thủy ngân nào.

Ngộ độc thủy ngân có thể xảy ra do tiếp xúc với các dạng thủy ngân tan trong nước (như clorua thủy ngân hoặc methylmercury), do hít phải hơi thủy ngân hoặc ăn bất kỳ dạng thủy ngân nào.

Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/quai-chieu-chua-benh-tu-sat-khien-vo-so-nguoi-chet-oan-trong-lich-su-1343996.html