Quái vật 'nghìn chân' 520 triệu năm đã xâm chiếm Trái đất như thế nào?
Đây là câu hỏi hóc búa trong quá trình tiến hóa của động vật khiến nhiều thế hệ nhà khoa học chưa tìm ra lời giải trong hơn một thế kỷ qua.
Đầu tháng 11, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của một loài vật giống hình con tôm, có 5 mắt, tồn tại từ cách đây 520 triệu năm.
Hóa thạch này giúp cung cấp những hiểu biết quan trọng về lịch sử tiến hóa ban đầu của động vật chân đốt.
Đây có thể là mắt xích còn thiếu trong quá trình tiến hóa của các loài động vật phổ biến nhất trên Trái đất – động vật chân khớp.
Câu hỏi hóc búa của các nhà khoa học đặt ra rằng: Quái vật "nghìn chân" đã xâm chiếm Trái đất như thế nào?
Hình dáng của con vật thật sự khiến những người yếu vía sợ hãi.
Chúng có tên gọi Kylinxia zhangi là một trong những động vật thành công nhất trên Trái đất kể từ kỷ Cambri, khoảng 520 triệu năm trước, chiếm gần 80% tổng số loài động vật ngày nay, nhiều hơn bất kỳ loài động vật nào khác. Những con vật có kích thước lớn đáng sợ như thế này thực sự đã xâm chiếm Trái đất!
Hóa thạch bao gồm một biểu bì dày, thân gồm nhiều đoạn, các chi gắn liền, 5 mắt trên đầu và càng dài ở phía trước cơ thể bắt mồi. Nó cũng có ác đặc điểm hình thái có ở các dạng rất cổ bao gồm 5 mắt kỳ dị của bọ cạp biển Opabinia và động vật ăn thịt khổng lồ Anomalocaris ở đại dương kỷ Cambri.
Kết quả cho thấy Kylinxia nằm giữa nhóm Anomalocaris và Euarthropods, lấp đầy khoảng trống tiến hóa giữa các loài.
Quái vật nghìn chân này sẽ là tư liệu "vàng" cung cấp manh mối quan trọng cho các nhà nghiên cứu để giải thích bí ẩn về nguồn gốc và tiến hóa của các động vật thời tiền sử.
"Do điều kiện rất đặc biệt, hóa thạch Kylinxia thể hiện cấu trúc giải phẫu tinh vi. Ví dụ, mô thần kinh, mắt và hệ tiêu hóa - đây là những bộ phận cơ thể mềm mà chúng ta thường không thể nhìn thấy trong các hóa thạch thông thường", các tác giả nghiên cứu cho biết.
Nguyên Anh (Nguồn Live Science)