Quán cà phê Phố cổ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Quán cà phê Phố cổ đủ rộng để chứa nhiều người và rộng hơn để chứa cả những tâm hồn thênh thang ở trên cao nguyên đá Đồng Văn.

“Cà phê Phố cổ” nằm dưới chân núi, ngay góc chợ cũ của thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang).

“Cà phê Phố cổ” nằm dưới chân núi, ngay góc chợ cũ của thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang).

Đây là một trong những ngôi nhà cổ còn khá nguyên vẹn ở khu phố cổ Đồng Văn, và được coi là ngôi nhà đẹp nhất của khu phố cổ.

Đây là một trong những ngôi nhà cổ còn khá nguyên vẹn ở khu phố cổ Đồng Văn, và được coi là ngôi nhà đẹp nhất của khu phố cổ.

Biển hiệu giản dị và đầy khiêm tốn nhưng cuốn hút vô cùng; đây là một điểm đến không thể bỏ qua đối với những khách du lịch và các phượt thủ khi lên tới Đồng Văn.

Biển hiệu giản dị và đầy khiêm tốn nhưng cuốn hút vô cùng; đây là một điểm đến không thể bỏ qua đối với những khách du lịch và các phượt thủ khi lên tới Đồng Văn.

Cà phê Phố cổ giống như một điểm sáng mời gọi, càng đúng hơn với chức năng quán xá mà nó đang giữ. Cũng như nhiều ngôi nhà cổ khác ở Đồng Văn, ngôi nhà này mang dấu ấn kiến trúc giao thoa Việt – Hoa, nhưng cũng có những nét đặc sắc riêng.

Cà phê Phố cổ giống như một điểm sáng mời gọi, càng đúng hơn với chức năng quán xá mà nó đang giữ. Cũng như nhiều ngôi nhà cổ khác ở Đồng Văn, ngôi nhà này mang dấu ấn kiến trúc giao thoa Việt – Hoa, nhưng cũng có những nét đặc sắc riêng.

Ngôi nhà được xây dựng vào khoảng những năm 20 của thế kỷ trước, cùng thời kỳ với chợ Đồng Văn và phần lớn các ngôi nhà cổ định hình nên khu phố cổ tồn tại tới bây giờ.

Ngôi nhà được xây dựng vào khoảng những năm 20 của thế kỷ trước, cùng thời kỳ với chợ Đồng Văn và phần lớn các ngôi nhà cổ định hình nên khu phố cổ tồn tại tới bây giờ.

Đây vốn là nhà của một địa chủ họ Lương người Tày, rất có thế lực ở vùng Đồng Văn khi xưa. Ngôi nhà ngót trăm năm này cũng trải qua nhiều thăng trầm cùng khu phố cổ, và may mắn là vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Đây vốn là nhà của một địa chủ họ Lương người Tày, rất có thế lực ở vùng Đồng Văn khi xưa. Ngôi nhà ngót trăm năm này cũng trải qua nhiều thăng trầm cùng khu phố cổ, và may mắn là vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Về quy mô, ngôi nhà khá lớn so với các ngôi nhà khác cùng thời ở Đồng Văn, với mặt tiền rộng, nhiều lớp nhà và có sân trong. Kiến trúc công trình có nét giống với Dinh nhà Vương của “Vua Mèo” Vương Chính Đức ở thung lũng Sà Phìn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc nhà Thanh (Trung Quốc) với nhiều lớp nhà theo nguyên tắc ngoài thấp trong cao, có sân trong, bố cục khép kín và hướng nội...

Về quy mô, ngôi nhà khá lớn so với các ngôi nhà khác cùng thời ở Đồng Văn, với mặt tiền rộng, nhiều lớp nhà và có sân trong. Kiến trúc công trình có nét giống với Dinh nhà Vương của “Vua Mèo” Vương Chính Đức ở thung lũng Sà Phìn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc nhà Thanh (Trung Quốc) với nhiều lớp nhà theo nguyên tắc ngoài thấp trong cao, có sân trong, bố cục khép kín và hướng nội...

Một góc quán ở phía nhà ngoài. Tường được xây bằng gạch non - gạch không nung, nền nhà đất nện vẫn như xưa. Đồ nội thất bằng tre giản dị, thanh mảnh, nhẹ nhàng...

Một góc quán ở phía nhà ngoài. Tường được xây bằng gạch non - gạch không nung, nền nhà đất nện vẫn như xưa. Đồ nội thất bằng tre giản dị, thanh mảnh, nhẹ nhàng...

Quầy nằm ở góc nhà dọc, cũng bằng vật liệu tre. Có thể thấy rất rõ những thanh dầm rất dài được làm từ những cây gỗ nguyên bản trải qua trăm năm đã mang dấu ấn thời gian.

Quầy nằm ở góc nhà dọc, cũng bằng vật liệu tre. Có thể thấy rất rõ những thanh dầm rất dài được làm từ những cây gỗ nguyên bản trải qua trăm năm đã mang dấu ấn thời gian.

Công trình có 2 tầng, nhà ngang trước - sau, nhà dọc hai phía tạo nên sân trong; cũng mái ngói âm dương, cũng hệ kết cấu gỗ… nhưng nét riêng ở ngôi nhà này là xây bằng gạch non, không qua nung. Đây là một kỹ thuật xây dựng của người Tày.

Công trình có 2 tầng, nhà ngang trước - sau, nhà dọc hai phía tạo nên sân trong; cũng mái ngói âm dương, cũng hệ kết cấu gỗ… nhưng nét riêng ở ngôi nhà này là xây bằng gạch non, không qua nung. Đây là một kỹ thuật xây dựng của người Tày.

Không gian tầng lầu nhà sau. Nơi này dành cho những nhóm đông người thích ngồi lâu, hát hò đàn sáo, và không hẳn chỉ uống café.

Không gian tầng lầu nhà sau. Nơi này dành cho những nhóm đông người thích ngồi lâu, hát hò đàn sáo, và không hẳn chỉ uống café.

Sân trong nhìn từ trên lầu. Cà phê Phố cổ đủ rộng để chứa nhiều người, và rộng hơn đủ chứa những tâm hồn trên Cao nguyên đá.

Sân trong nhìn từ trên lầu. Cà phê Phố cổ đủ rộng để chứa nhiều người, và rộng hơn đủ chứa những tâm hồn trên Cao nguyên đá.

Chỗ ngồi ở nhà dọc bên trái. Cầu thang gỗ đi lên lớp nhà sau. Mỗi chỗ ngồi có những góc nhìn và cảm giác khác nhau rất thú vị.

Chỗ ngồi ở nhà dọc bên trái. Cầu thang gỗ đi lên lớp nhà sau. Mỗi chỗ ngồi có những góc nhìn và cảm giác khác nhau rất thú vị.

Dãy nhà dọc phía bên phải rộng hơn, và cũng được thiết kế chỗ ngồi không có ghế.

Dãy nhà dọc phía bên phải rộng hơn, và cũng được thiết kế chỗ ngồi không có ghế.

Hoa văn trang trí tinh tế ở gian giữa tầng trệt lớp nhà sau. Chiếc đèn trang trí bổ sung rất phù hợp với kiến trúc xưa cũ. Có lẽ, người ta ngồi cà phêphố cổ chẳng phải vì cà phê hay cái thứ đồ uống gì khác; mà hình như ngồi ở đó để đi tìm cảm giác bình yên, để yêu, và thương nhớ Đồng Văn!/.

Hoa văn trang trí tinh tế ở gian giữa tầng trệt lớp nhà sau. Chiếc đèn trang trí bổ sung rất phù hợp với kiến trúc xưa cũ. Có lẽ, người ta ngồi cà phêphố cổ chẳng phải vì cà phê hay cái thứ đồ uống gì khác; mà hình như ngồi ở đó để đi tìm cảm giác bình yên, để yêu, và thương nhớ Đồng Văn!/.

CTV Hà Thành/VOV.VN

Nguồn VOV: http://vov.vn/doi-song/quan-cafe-pho-co-tren-cao-nguyen-da-dong-van-565072.vov