Thiết lập cái gọi là khu vực cấm tiếp cận (A2 / AD) là biện pháp thực dụng nhất cho một cuộc phản kích thành công của Quân đội Ukraine trong việc giành lại vùng Kherson từ tay Nga.
Quân đội Ukraine thực hiện kế hoạch tác chiến đặc biệt, vốn đã được chứng minh trong quá trình chiếm lại đảo Zmiiny (Đảo Rắn). Chúng ta đang nói về việc thiết lập cái gọi là vùng cấm tiếp cận (A2 / AD).
Thực tế là toàn bộ nhóm quân Nga tại Kherson trông cậy sự tiếp tế qua 3 cây cầu: đường bộ và đường sắt ở Kherson và đường bộ ở Novaya Kakhovka. Tất cả chúng hiện nằm trong tầm bắn của tên lửa chính xác cao GMLRS trang bị cho tổ hợp HIMARS và M270.
Hôm 18/7, Lực lượng vũ trang Ukraine thông báo đã tiêu diệt các vị trí triển khai trận địa phòng không của Quân đội Nga trong khu vực Nova Kakhovka bằng một đòn tấn công chính xác cao.
Sang tới ngày 19/7, cây cầu đường bộ Antonivskyi gần Kherson cũng bị tấn công. Tác động đã rơi vào phần phía Tây của cấu trúc, phần nằm trên mặt đất. Tên lửa đánh lệch 30 - 50 cm so với tim cầu và xuyên thủng bề mặt.
Tất nhiên một hoặc hai đầu đạn nặng 90 kg của tên lửa M31A không thể phá hủy một cấu trúc lớn như vậy, nhưng vấn đề là cuộc tấn công cho thấy Quân đội Ukraine đã thực sự khống chế được mục tiêu.
Hơn nữa liên quan đến việc phá hủy các đường ngang, điều kiện chính là giữ chúng trong vòng kiểm soát hỏa lực liên tục. Việc sửa chữa cầu là vấn đề thường được giải quyết trong vòng vài ngày, nhưng trong trường hợp hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng, phải mất vài tuần.
Và đây là chưa kể việc tổ chức vượt sông tạm thời. Cần nhắc lại chi tiết đó là chiều rộng của sông Dnipro trong khu vực giữa Kherson và Novaya Kakhovka tại điểm hẹp nhất vào khoảng 500 mét.
Quân đội Nga đã công khai chế tạo những chiếc cầu phao có chiều dài như vậy và thậm chí dài hơn để triển khai trong các cuộc tập trận. Hơn nữa, Lực lượng vũ trang Ukraine cũng thực hành chế tạo phương tiện vượt sông như vậy vào năm 2016.
Có nghĩa là việc phá hủy cây cầu mà không có hỏa lực liên tục chỉ là sự chậm trễ chứ không phải điều tuyệt đối không thể thực hiện được. Tuy nhiên nói về việc vượt sông bằng cầu phao, điều này có thể triển khai còn nhanh hơn.
Nhưng Quân đội Ukraine giờ đây có cơ hội khai hỏa để kiểm soát tất cả các cuộc vượt sông hiện có và dự kiến xảy ra của Nga qua sông Dnipro. Và trên đất liền, những gì đã được thực hiện thành công với Đảo Zmiiny bắt đầu, đó là phong tỏa tuyến hậu cần.
Đã ghi nhận xảy ra những cuộc tấn công liên tục vào trạm thông tin liên lạc, căn cứ đạn dược và nơi tập trung binh lực, điều này đặt tập đoàn quân Nga vào một vị trí cực kỳ khó chống đỡ và tạo thuận lợi cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
Nhân tiện, cùng lúc với cuộc tấn công vào cầu Antonivskyi, lửa lại bùng phát trên Chornobayivka, vì vậy rất có thể đây là trận oanh kích được thực hiện từ cùng một tổ hợp pháo phản lực dẫn đường M142 HIMARS.
Tất nhiên, việc tổ chức vùng A2 / AD trên đất liền khó hơn nhiều so với trên đảo. Nhưng việc gây sát thương bằng hỏa lực từ xa thực dụng lại là một trong những kịch bản khả dĩ nhất để quân Ukraine chiếm lại miền Nam một cách hiệu quả.
Nếu để quân Ukraine chiếm lại vùng Kherson và để mất quyền kiểm soát khu vực phía Nam, cánh quân Nga tại Donbass sẽ đứng trước nguy cơ bị bao vây.
Bạch Dương