Quản lý tốt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quảcác mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên địa bàn tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan, đúng quy định. Tính đến tháng 12/2024, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 43 nhiệm vụ KH&CN các cấp, trong đó có 40 nhiệm vụ chuyển tiếp từ các năm 2022, 2023 và 3 nhiệm vụ đã phê duyệt thực hiện năm 2024.
Cụ thể, trong năm 2024, toàn tỉnh thực hiện có 22 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; 13 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 8 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp. Ngoài ra, có 15 nhiệm vụ gồm: 8 nhiệm vụ cấp tỉnh và 7 nhiệm vụ cấp cơ sở đã phê duyệt danh mục đang tiến hành thẩm định nội dung để thực hiện.
Các nhiệm vụ KH&CN được cơ cấu lại, ưu tiên đầu tư cho những nhiệm vụ gắn với việc phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực, có tiềm năng của tỉnh nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của sản phẩm, có địa chỉ ứng dụng cụ thể, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp.
Chú trọng nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào các ngành, lĩnh vực. Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng công nghệ mới chế biến sâu các nông sản, cây dược liệu, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tiêu biểu như: đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nhà kính ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất một số loại cây trồng có giá trị phù hợp với điều kiện tỉnh Quảng Trị”; đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc nhằm quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao giá trị sản phẩm hạt tiêu và hạt cà phê tại tỉnh Quảng Trị”; đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu số về di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, góp phần hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị”; đề tài “Xây dựng mô hình “Xã thông minh” dựa vào KH&CN và ĐMST từ cộng đồng dân cư nông thôn gắn với chuyển đổi số vùng sản xuất sản phẩm đặc thù tại tỉnh Quảng Trị”; đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”...
Đến nay, Sở KH&CN đã làm chủ và sẵn sàng chuyển giao cho người dân, doanh nghiệp trên 70 quy trình công nghệ. Đây là những quy trình, công nghệ được nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm thành công và đã áp dụng vào thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quảcao, cũng như các quy trình công nghệ được hình thành từ thực tiễn sản xuất và phục vụ thiết thực cho sản xuất ở địa phương. Các quy trình, công nghệ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, phù hợp với xu thế và có ý nghĩa lớn trong việc tạo sản phẩm mới, chất lượng cao, có khảnăng tham gia tiếp cận và thương mại trên thị trường.
Về lĩnh vực công nghệ sinh học có nhiều đột phá, Sở KH&CN đã tập trung triển khai có hiệu quảChương trình hành động số 71-CTr/TU ngày 24/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đạt nhiều kết quảđáng ghi nhận. Sở KH&CN triển khai nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận và hoàn thiện quy trình công nghệ, ứng dụng công nghệ tế bào để bảo tồn, lưu giữ, phát triển và sản xuất các loại cây lâm nghiệp, cây dược liệu, cây hoa có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm Probiotic có các chủng vi sinh vật hữu ích bổ sung thức ăn nuôi trồng thủy sản, góp phần tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh. Trong sinh học phân tử, đã ứng dụng kỹ thuật PCR, Realtime PCR để chẩn đoán một số bệnh trên tôm và trên cây hồ tiêu tại Quảng Trị. Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo tỉnh thuộc Sở KH&CN đã nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất thành công 6 loại chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất và đời sống.
Thông qua Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, từ năm 2021 đến nay, Sở KH&CN đã tổ chức 60 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vật vào sản xuất và đời sống cho 1.800 lượt người tham dự; tổ chức sản xuất và cung ứng gần 60 tấn chế phẩm vi sinh vật các loại cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp... Riêng trong năm 2024 đã sản xuất hơn 28 tấn chế phẩm cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Với điều kiện nguồn lực còn hạn chế nhưng Sở KH&CN đã tập trung nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện có hiệu quảcác nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp trọng yếu và đã tạo được đột phá trong phát triển KH&CN và ĐMST trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, theo Phó Giám đốc Sở KH&CN Quảng Trị Đào Ngọc Hoàng, sở tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao và nhân rộng các kết quả KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Chú trọng ứng dụng công nghệ cao, các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực. Tổ chức thực hiện có hiệu quảchính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quảKH&CN trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy hoạt động KHCN và ĐMST trong doanh nghiệp và phát triển thị trường KH&CN gắn với thực hiện Chương trình phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN tỉnh Quảng Trị đến năm 2030.
Thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ươm tạo, thành lập doanh nghiệp KH&CN, tổ chức KH&CN; khuyến khích thành lập Quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh hơn việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất của các doanh nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy nền KT-XH của tỉnh phát triển.
Nguồn Quảng Trị: http://www.baoquangtri.vn/quan-ly-tot-cac-nhiem-vu-khoa-hoc-va-cong-nghe-190352.htm