Quan niệm hôn nhân xưa: 'Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá', tiêu chuẩn nào để xác định điều này?

Trong quan điểm hôn nhân thời xưa, người phụ nữ 'tái giá' không được coi trọng bằng phụ nữ 'góa phụ', nhưng tại sao người xưa lại có cách nhìn như vậy.

Cuộc sống của người xưa xem chừng khá đơn giản, nhưng về các phương diện lĩnh ngộ những triết lý trong đời sống thì lại rất có trí tuệ. Họ đã đúc kết kinh nghiệm và lưu truyền cho hậu thế dưới dạng tục ngữ, trong đó có câu: “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”. Tại sao lại nói như vậy? Tiêu chuẩn nào để xác định điều này? Nữ nhân tái giá vì sao lại không thể cưới?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vào thời cổ đại, địa vị của phụ nữ tương đối thấp, họ thường là phụ kiện của đàn ông và được coi là công cụ để sinh con đẻ cái. Trong các cuộc hôn nhân cổ đại, phụ nữ thường được coi là của hồi môn và được gả vào nhà trai. Sau khi kết hôn, địa vị của người phụ nữ lại càng khiêm tốn hơn, họ thường phải phục vụ bố mẹ chồng, chồng và nuôi dạy con cái ở nhà. Ngoài ra, người phụ nữ còn phải tuân thủ các chuẩn mực “tam tòng, tứ đức”, đó là vâng lời cha, chồng, con, giữ gìn trinh tiết, khiêm tốn trong lời nói và việc làm.

Thời cổ đại, tuổi kết hôn của phụ nữ thường sớm hơn thời hiện đại. Vì hôn nhân thường do cha mẹ sắp đặt nên phụ nữ hiếm khi có cơ hội lựa chọn bạn đời cho mình. Thời đó, đàn ông có thể có 3,4 vợ nhưng phụ nữ tuyệt đối không được, sau khi kết hôn phải cung phụng chồng. Nếu có bất kỳ sự không chung thủy nào sẽ bị dèm pha, xa lánh. Vì thế, nếu người phụ nữ bị nhà chồng bỏ sẽ bị mọi người khinh bỉ. Họ cho rằng, người phụ nữ như thế chắc chắn đã phạm lỗi gì to lớn, đến mức không thể chấp nhận được. Và những người phụ nữ bị chồng bỏ hoặc đã đổi chồng được gọi là “tái giá”.

Nếu chồng chết, phụ nữ thường được coi là "góa phụ". Trong những hoàn cảnh như vậy, phụ nữ thường gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Vào thời cổ đại, các góa phụ thường bị cô lập và loại trừ, khó hòa nhập với xã hội và gia đình. Không có sự bảo vệ của chồng, họ thường bị coi là mục tiêu dễ bị tổn thương và thường xuyên phải chịu nhiều hình thức quấy rối khác nhau. Đối với những người phụ nữ mất chồng, họ phải đối mặt với nhiều thử thách và áp lực, nhưng dù vậy, họ vẫn phải cố gắng để tồn tại và giữ vững niềm tin của mình.

Vì sao cổ nhân nói: “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá?”

Vào thời cổ đại, việc một người đàn ông cưới một người vợ là rất quan trọng, điều này không chỉ liên quan đến gia đình và cuộc sống của người đàn ông, mà còn liên quan đến địa vị xã hội và nhân phẩm của người đàn ông. Vì vậy, người đàn ông khi chọn vợ phải hết sức thận trọng, phải cân nhắc kỹ lưỡng ưu khuyết điểm.

Với những người phụ nữ bị nhà chồng bỏ, người xưa cho rằng họ chắc chắn đã phạm lỗi gì to lớn, đến mức không thể chấp nhận được. Họ bị người đời chỉ trỏ, trở thành tâm điểm bàn tán của những trà dư tửu hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng. Thế nên, người xưa mới có quan điểm rằng, không được lấy người “tái giá”.

Còn đối với những góa phụ chưa có con, đàn ông sẽ coi trọng kinh nghiệm và sự ổn định hơn. Những người phụ nữ này đã trải qua một cuộc hôn nhân và biết cách duy trì mối quan hệ cũng như cuộc sống gia đình, điều này rất quan trọng đối với đàn ông.

Ngoài ra, những phụ nữ này còn trẻ và có khả năng sinh con nên cũng rất hấp dẫn đàn ông. Nếu đàn ông chọn kết hôn với một người phụ nữ như vậy, họ có thể bắt đầu cuộc sống của mình như một gia đình mới thành lập mà không phải lo lắng về bất kỳ gánh nặng hay khó khăn nào.

Điều quan trọng nhất là những người phụ nữ này thường không cần quá nhiều của hồi môn, thậm chí đôi khi còn đưa lại một số tiền cho người đàn ông. Đó là một lựa chọn tuyệt vời cho nam giới, giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực để tập trung phát triển sự nghiệp và cuộc sống gia đình.

Theo Thương hiệu và Pháp luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/quan-niem-hon-nhan-xua-tha-lay-goa-phu-chu-khong-lay-nu-nhan-tai-gia-tieu-chuan-nao-de-xac-dinh-dieu-nay/20241212102518576