Quan tâm đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Trong những năm gần đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có những bước tiến vượt bậc về phát triển hạ tầng thiết yếu, giúp bức tranh nông thôn thêm tươi sáng.

Trong những năm gần đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có những bước tiến vượt bậc về phát triển hạ tầng thiết yếu, giúp bức tranh nông thôn thêm tươi sáng.

 Trong 5 năm trở lại đây, việc đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng cao, biên giới.

Trong 5 năm trở lại đây, việc đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng cao, biên giới.

Nậm Xây là xã có nhiều thôn khó khăn nhất nhì huyện Văn Bàn, trong đó có Phiêng Đoóng, với 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trước năm 2020, tuyến đường vào thôn không thuận lợi. Đồng chí Triệu Phúc Nguyện, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: Những năm trước, bà con nuôi được gia súc, gia cầm, trồng được nhiều ngô nhưng khó bán, vì đường vào thôn đi lại rất khó khăn. Năm 2021, huyện đầu tư làm tuyến đường bê tông từ trung tâm xã vào thôn, việc đi lại thuận lợi, vận chuyển hàng hóa, nông sản cũng dễ dàng.

Theo ông Lý Văn Xuân, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Bàn, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo những tác động tích cực tới đời sống của người dân trong huyện, đặc biệt là ở khu vực các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, Văn Bàn đã làm mới được 916 km đường giao thông huyện, trục xã, trục thôn; 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ rệt.

Tại huyện Bắc Hà, từ đầu năm 2023 đến nay đã triển khai 10 dự án xây dựng công trình và đường giao thông vào trung tâm các xã theo nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số vốn hơn 50 tỷ đồng. Ông Đặng Văn Phương, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bắc Hà cho biết: Sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, Bắc Hà đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, đời sống người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao đã có nhiều đổi thay, hàng trăm công trình giao thông, nước sinh hoạt, nhà văn hóa... được đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân.

Từ năm 2021, trong toàn tỉnh, các chương trình, chính sách trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tích hợp vào 3 chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 510 tỷ đồng đã được dùng đầu tư hơn 1.000 công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, điện lưới và các công trình khác.

 Đến nay, đã có 97,6% hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai được sử dụng điện lưới quốc gia. Ảnh: Ngọc Bằng

Đến nay, đã có 97,6% hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai được sử dụng điện lưới quốc gia. Ảnh: Ngọc Bằng

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Trong 5 năm trở lại đây, việc đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm đặc biệt, trong đó đầu tư hạ tầng giao thông và thủy lợi là những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Toàn tỉnh đã đảm bảo 100% xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc có đường giao thông nông thôn được rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã. Cùng với đó, có 107 đập, hồ chứa thủy lợi và 165 đập dâng, kênh dẫn ở các xã, thôn vùng cao, vùng dân tộc thiểu số được xây dựng phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của người dân.

Nhờ những nỗ lực đầu tư hạ tầng thiết yếu, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trong vùng dân tộc thiểu số giảm từ 31,3% năm 2021 xuống còn 18,8% năm 2023; có 60 xã vùng dân tộc thiểu số đã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”… Đây là những bước tiến quan trọng trong chương trình giảm nghèo và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại vùng dân tộc thiểu số.

Vũ Sơn

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/quan-tam-dau-tu-ha-tang-thiet-yeu-vung-dan-toc-thieu-so-post388875.html